Mâu thuẫn - Trạng thái bình thường mới trong quan hệ Mỹ - Trung (Phần 1)
Sau khi đàm phán thương mại cấp Thứ trưởng Mỹ - Trung kết thúc tại Bắc Kinh ngày 9/1, giới học giả Trung Quốc cho rằng rất có thể hai nước sẽ đạt được thỏa thuận mang tính giai đoạn về vấn đề kinh tế và thương mại, nhưng quan hệ Mỹ - Trung vẫn chưa êm thấm trong năm 2019.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói với các phóng viên hôm 11/1 ở Washington: “Theo ý định hiện nay, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc nhiều khả năng sẽ đến gặp chúng ta vào cuối tháng và tôi hy vọng việc đóng cửa chính phủ sẽ không ảnh hưởng chuyện này”.
Những người thạo tin về cuộc đàm phán ở Bắc Kinh cho biết hiện hy vọng đang tăng lên rằng ông Lưu Hạc sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Các cuộc đàm phán ở cấp này được xem là quan trọng trong việc đưa ra các quyết định then chốt để xuống thang cuộc chiến thương mại đang lan rộng đã và sẽ làm gián đoạn dòng giao thương hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD và khiến các thị trường toàn cầu chao đảo.
Tổng thống Trump đã tìm cách gây áp lực để Bắc Kinh giải quyết những vấn đề vốn đòi hỏi những thay đổi mang tính hệ thống.
Chính quyền Tổng thống Trump đã đe dọa tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào ngày 2/3, nếu Bắc Kinh không có những bước đi tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, chấm dứt các chính sách buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc, cho phép doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc nhiều hơn và giảm bớt các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa Mỹ.
Hôm 10/1, ông Trump nói Mỹ đạt được bước tiến đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, đã hơn nửa chặng đường trong giai đoạn “đình chiến” 90 ngày mà Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý ở Argentina vào ngày 1/12, song vẫn có ít chi tiết được loan báo về các tiến triển.
Dù vậy, các nhà quan sát đánh giá việc nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp đã củng cố hy vọng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận. “Hai bên đã quay trở lại bàn đàm phán. Điều đó rất khích lệ”, ông Myron Brilliant, người đứng đầu bộ phận quan hệ quốc tế của Phòng Thương mại Mỹ, nói với các phóng viên hôm 10/1.
Bộ Thương mại Trung Quốc cùng ngày cũng cho biết các cuộc tham vấn bổ sung với Mỹ đang được sắp xếp sau khi các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh xem xét các vấn đề hệ thống và giúp tạo lập nền tảng để giải quyết các quan ngại của Mỹ và Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc đã “lịch sự” lắng nghe những nỗi bức xúc của Mỹ, nhưng đáp trả rằng phía Mỹ đã sai về một số vấn đề và hiểu sai về một số vấn đề khác, nhưng có những vấn đề có thể giải quyết. “Đó là thế bế tắc thân thiện”, hãng tin Reuters dẫn lời một người nắm rõ nội tình cuộc đàm phán cho biết. Bắc Kinh đã tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ lập trường trên những vấn đề mà họ xem là cốt lõi.
Trong phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Bai Ming từ Viện Hợp tác Kinh tế - Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, đánh giá tích cực kết quả cuộc đàm phán thương mại được tổ chức tại Bắc Kinh.
Không loại trừ khả năng hai bên sẽ đạt được các thỏa thuận quan trọng, ông nói: “Các cuộc đàm phán đã mang lại kết quả, bởi những nỗ lực của Trung Quốc và Mỹ trong giai đoạn này không phải là vô ích, đặc biệt sau khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp tích cực hơn để thoát khỏi tình trạng bế tắc. Nếu những nỗ lực này không phải là vô ích thì mọi thứ đang thực hiện xứng đáng được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, vẫn khó có thể dự đoán trước mức độ hiệu quả và những lĩnh vực mà kết quả này có thể ảnh hưởng.”
Kể từ cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Trump và Tập Cận Bình, Trung Quốc đã nối lại việc mua đậu tương của Mỹ. Nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm sau khi Bắc Kinh áp mức thuế 25% lên hàng hóa Mỹ. Trung Quốc cũng đã giảm thuế quan đối với ô tô nhập từ Mỹ, lùi bước trong kế hoạch phát triển công nghiệp “Made in China 2025” và yêu cầu các nhà lọc dầu trong nước mua thêm nhiều dầu mỏ của Mỹ.
Đầu tuần trước, Trung Quốc đã phê chuẩn việc nhập khẩu năm loại nông sản biến đổi gen - động thái đầu tiên trong vòng 18 tháng sẽ giúp tăng khối lượng ngũ cốc nhập khẩu và giảm sức ép của Washington trong yêu cầu Trung Quốc phải mở cửa thêm thị trường cho nông sản Mỹ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia theo dõi sát sao tình hình kinh tế Trung Quốc
21:53' - 12/01/2019
Giới phân tích ước tính rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng 6,6% trong năm 2018, mức thấp nhất kể từ năm 1990, và được dự đoán sẽ "hạ nhiệt" hơn nữa trong những tháng tới.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu thế giới khởi sắc nhờ triển vọng đàm phán Mỹ Trung
12:17' - 12/01/2019
Bất chấp phiên giảm giá vào cuối tuần, thị trường dầu thế giới vẫn có một tuần khởi sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa đưa ra “đáp số” cho bài toán thuế quan
19:56' - 10/01/2019
Vòng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khép lại với những đánh giá tích cực từ hai phía, song hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn chưa đưa ra dấu hiệu nào cho các bước đi tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Trung - Mỹ kết thúc với dấu hiệu lạc quan
18:14' - 09/01/2019
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: "Nếu kết quả của cuộc đàm phán là tốt thì không chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ và Trung Quốc mà còn là tin tốt lành cho kinh tế thế giới".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất tiết kiệm nhiên liệu của Chính phủ Mỹ gây tranh cãi
18:27' - 30/09/2023
Đề xuất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm nâng cao tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu đến năm 2032 là không khả thi và có thể khiến các nhà sản xuất ô tô phải trả hơn 14 tỷ USD tiền phạt.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể không vội điều chỉnh chính sách
16:46' - 30/09/2023
Ủy ban Giám sát chung cấp bộ trưởng của OPEC+ (JMMC) sẽ nhóm họp trực tuyến vào ngày 4/10 tới. Ủy ban này có thể yêu cầu một cuộc họp đầy đủ của OPEC+ trong trường hợp cần thiết.
-
Kinh tế Thế giới
Đức thông qua "luật sưởi ấm" gây tranh cãi
16:19' - 30/09/2023
Hội đồng liên bang Đức ngày 29/9 đã thông qua Đạo luật Năng lượng cho các toà nhà (GEG) sửa đổi, còn gọi là "luật sưởi ấm" - một trong những dự án lớn nhất và gây tranh cãi nhất liên minh cầm quyền.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận hoạt động nhà máy tăng lần đầu tiên sau 6 tháng
16:16' - 30/09/2023
Kết quả khảo sát công bố ngày 30/9 cho thấy trong tháng 9 này, hoạt động nhà máy của Trung Quốc tăng lần đầu tiên sau 6 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ đóng cửa Chính phủ Mỹ gần như khó tránh
14:08' - 30/09/2023
Nguy cơ đóng cửa Chính phủ Mỹ gần như khó tránh, sau khi một bộ phận nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện phản đối dự luật cấp ngân sách cho chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp tại New York do ngập lụt nghiêm trọng
14:04' - 30/09/2023
Mưa lớn trong đêm tại miền Đông Bắc nước Mỹ đã khiến nhiều khu vực của thành phố New York ngập lụt, khiến một số tuyến tàu điện ngầm và sân bay tại thành phố này “tê liệt” trong ngày 29/9.
-
Kinh tế Thế giới
Nga có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu ra nước ngoài
18:37' - 29/09/2023
Nga có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu ra nước ngoài nếu lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn không giúp hạ giá xăng và dầu diesel trong nước vốn đang liên tục tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tới
18:27' - 29/09/2023
Đây sẽ là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - EU lần thứ hai dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Lãi suất vay thế chấp chạm mức cao nhất gần 23 năm qua
12:03' - 29/09/2023
Lãi suất cho vay thế chấp tăng mạnh khi giới đầu tư dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian lâu hơn, sau cuộc họp chính sách hồi tuần trước.