Giới chuyên gia theo dõi sát sao tình hình kinh tế Trung Quốc
Mười năm sau khi Trung Quốc giúp ngăn chặn nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu khi tiến hành một gói kích thích khổng lồ, giới chuyên gia đang hướng về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu “giảm tốc” hoặc có diễn biến tệ hơn vào năm 2019.
Sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc đã đóng góp tới 1/3 vào tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây. Vì vậy, những dấu hiệu gần đây cho thấy nền kinh tế châu Á này đang mất đà rất đáng lo ngại khi sự khởi sắc của kinh tế Mỹ - vốn được thúc đẩy bởi chính sách cắt giảm thuế hồi năm 2017 của Tổng thống Donald Trump - dường như đã “đạt đỉnh”, trong khi kinh tế châu Âu đang đình trệ. Giới phân tích ước tính rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng 6,6% trong năm 2018, mức thấp nhất kể từ năm 1990, và được dự đoán sẽ "hạ nhiệt" hơn nữa trong những tháng tới trước khi một loạt các biện pháp hỗ trợ bắt đầu có hiệu lực. Ông Joachim Fels, Giám đốc điều hành (CEO) và cố vấn kinh tế toàn cầu tại công ty quản lý đầu tư khổng lồ Pacific Investment Management Company, cho biết ông lo lắng nhất về tình hình Trung Quốc trong báo cáo khảo sát triển vọng kinh tế thế giới năm 2019.Tuy nhiên, ông Fels cho biết các mô hình suy thoái kinh tế của ông cho năm 2019 chỉ “nhấp nháy” cảnh báo màu cam - không phải màu đỏ - một phần vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng tạm dừng lộ trình tăng lãi suất sau một hoặc hai lần tăng nữa.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hồi tháng 11/2018 đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống 6,3% vào năm 2019 và 6,0% năm 2020. Nhưng từ thời điểm đó đến nay, những tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đã trở nên rõ ràng hơn. Nhà kinh tế cấp cao của OECD, bà Margit Molnar, nói rằng mức dự báo trên có thể được hạ xuống một lần nữa. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chỉ ra hoạt động đi vay “nhộn nhịp” của các chính quyền cấp địa phương ở Trung Quốc phát đi những dấu hiệu cho thấy chi tiêu cho cơ sở hạ tầng nhiều khả năng sẽ tăng lên. Theo bà Molnar, điều này sẽ giúp bù đắp phần nào những tác động từ niềm tin đang yếu đi của người tiêu dùng Trung Quốc. Trung Quốc được dự báo sẽ tiến hành thêm nhiều biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế của họ, mặc dù các quan chức khẳng định rằng họ không lên kế hoạch đưa ra các gói kích thích có mức độ tương đương gói 600 tỷ USD được tung ra vào năm 2008.Song trong những ngày đầu năm 2019, Trung Quốc đã tăng chi tiêu cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng với khoản đầu tư 34 tỷ USD vào và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) đã nới lỏng các quy định để khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn.
Theo một số nguồn thạo tin, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống thấp hơn, từ 6 - 6,5% trong năm 2019 so với mức quanh khoảng 6,5% vào năm 2018.Diễn biến này là do nhu cầu trong nước suy yếu và những tranh chấp thương mại giữa Bắc Kinh và Washinton kéo theo nhiều ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh và niềm tin người tiêu dùng tại quốc gia châu Á này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Đàm phán thương mại với Mỹ đặt nền tảng giải quyết các quan ngại
11:50' - 10/01/2019
Trung Quốc nhấn mạnh các cuộc đàm phán thương mại của giới chức nước này với quan chức Mỹ, đã đặt nền tảng để hai bên giải quyết các quan ngại liên quan tới cuộc chiến thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Canada hỗ trợ lãnh sự đối với doanh nhân bị bắt tại Trung Quốc
12:25' - 09/01/2019
Các cán bộ lãnh sự Canada tại Trung Quốc đã gặp công dân Michael Spavor - người bị Bắc Kinh bắt giữ với cáo buộc tham gia các hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38'
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35'
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23'
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng
14:53'
Các công ty vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng khi các biện pháp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đe dọa gây tổn hại nặng nề cho thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Cuộc chiến thương mại toàn diện và suy thoái kinh tế
14:43'
Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới cảnh báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao hàng hóa nhập khẩu có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn diện đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
13:45'
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple, nằm trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23'
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Đảng Cộng hòa cân nhắc tăng thuế triệu phú lên 40%
11:22'
Chủ tịch nhóm Freedom Caucus tại Hạ viện Mỹ cho rằng mức thuế dành cho triệu phú là một “cách hợp lý để chi trả” cho cam kết tranh cử của Tổng thống Donald Trump.