METI khuyến cáo doanh nghiệp về phòng vệ thương mại
Tại Hội thảo “Xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay trên thế giới: những điều doanh nghiệp cần biết” do Bộ Công Thương tổ chức chiều 19/12 tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp trong nước cần nâng cao nhận thức về công cụ phòng vệ thương mại cũng như tăng hiệu quả kháng kiện, đảm bảo thị trường và giá trị thặng dư cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Thời gian qua chúng ta chứng kiến 2 xu thế trái ngược nhau, một mặt nhiều quốc gia đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua thúc đẩy ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương trong bối cảnh vòng đàm phán Doha rơi vào bế tắc. Mặt khác, tại một số quốc gia có xu hướng tăng cường các biện pháp phòng hộ thương mại, đặc biệt thông qua công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước.Việc vừa tự do hoá thương mại vừa sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được coi là phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để bảo hộ thị trường nội địa là điểm nhấn trong chính sách thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Theo ông Chu Thắng Trung, công cụ phòng vệ thương mại mà WTO và các FTA cho phép áp dụng gồm 3 biện pháp là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Số liệu của WTO cho thấy, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10/2017 đến giữa tháng 5/2018, các thành viên WTO đã khởi xướng điều tra thêm 173 biện pháp phòng vệ thương mại; trong đó có 137 biện pháp chống bán phá giá, 28 biện pháp chống trợ cấp và 8 biện pháp tự vệ. Do vậy, số biện pháp phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra này chưa tính tới biện pháp chống lẩn tránh chiếm tới hơn 40% tổng số các biện pháp, chính sách tác động đến thương mại mà các thành viên WTO thực hiện trong giai đoạn này. Ông Chu Thắng Trung cũng nhấn mạnh rằng: Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh để thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại phù hợp với các quy định của WTO.Tuy nhiên, nhìn chung nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được hết các quy định này và sử dụng chúng một cách phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân.
Bên cạnh đó, một số quốc gia có dấu hiệu lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo hộ quá mức ngành sản xuất trong nước, tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến ngày 15/10/2018, có 141 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Ở một số quốc gia khác, dù không chạy theo xu hướng bảo hộ, nhưng để đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu vẫn đặt ra các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng rất cao, trở thành rào cản đối với nước xuất khẩu.Trong số này, Hoa Kỳ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (27 vụ, chiếm khoảng 20%); tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (20 vụ, chiếm khoảng 15%); Ấn Độ (17 vụ, chiếm khoảng 12%) và EU (14 vụ, chiếm khoảng 11%).
Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, ít kinh nghiệm về phòng vệ thương mại. Vì thế, khi bị khởi kiện sẽ ảnh hưởng rất lớn, mất thời gian, tốn kém chi phí theo kiện, thậm chí có thể mất luôn thị trường do bị áp thuế cao và không thể cạnh tranh được. Bà Nguyễn Hằng Nga - Phó trưởng phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài (Cục Phòng vệ thương mại) chia sẻ: Điều đáng lo hiện nay là bất cứ hàng hoá xuất khẩu nào cũng có khả năng là đối tượng bị điều tra áp dụng phòng vệ thương mại, từ nông, thuỷ sản đến các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, các mặt hàng chịu nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất là thủy sản (tôm, cá ba sa), sắt, thép... Cũng theo bà Nguyễn Hằng Nga, các vụ kiện phòng vệ thương mại phát sinh nhiều xu hướng mới như: Kiện chùm (kiện đồng thời nhiều nước); kiện chống lẩn tránh thuế (kiện một nước để ngăn chặn khả năng lẩn tránh một biện pháp thuế đã áp cho nước khác); kiện domino (nước này kiện được thì nước khác cũng kiện theo); kiện kép (kiện đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp) làm gia tăng số lượng các vụ kiện về phòng vệ thương mại. Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thường xuyên cập nhật cho các doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp về xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để giúp họ nắm vững, xây dựng kế hoạch ứng phó hiệu quả; đồng thời có chiến lược kinh doanh hợp lý, thận trọng trong việc lên kế hoạch đầu tư, sản xuất, phát triển thị trường. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại ngay từ giai đoạn đầu khi cơ quan điều tra của nước nhập khẩu tiếp nhận đơn kiện cho đến khi khởi xướng điều tra, trả lời câu hỏi điều tra, thẩm tra tại chỗ, điều trần công khai và ra phán quyết. Hơn nữa, nâng cấp Hệ thống cảnh báo sớm để đánh giá những mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, từ đó giúp các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất và xuất khẩu và có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế vướng phải các vụ kiện chống bán phá giá. Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản (METI) khuyến cáo doanh nghiệp nên trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại, nhất là các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của các thị trường đang và sẽ xuất khẩu; chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại có thể xảy ra bất kỳ lúc nào… Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tìm hiểu thông tin về chính sách thương mại của thị trường nhập khẩu.Đối với những thị trường lớn như Hoa Kỳ, cần xác định chính xác bang, tiểu bang muốn tiếp cận. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần tạo mối quan hệ tốt với các đối tác để được cảnh báo, nhận biết sớm các nguy cơ về thương mại.
Riêng với các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như: nông sản, lâm thủy sản..., cần tăng cường các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để vượt qua các hàng rào về chất lượng, kỹ thuật. Việc bị kiện tụng về thương mại không chỉ gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp tới toàn ngành hàng.Vì vậy, các doanh nghiệp cùng ngành nghề cần liên kết chặt chẽ với nhau để phát huy thế mạnh tổng hợp trong việc tận dụng cơ hội thị trường cũng như ứng phó với các sự cố về thương mại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Phòng vệ thương mại - “Lá chắn” cuối cùng cho sản xuất nội địa
10:19' - 03/12/2018
Các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận thấy các biện pháp phòng vệ thương mại chính là “lá chắn” cuối cùng để đảm bảo thương mại công bằng và bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phòng vệ thương mại - Bài 2: Ứng phó từ doanh nghiệp
09:42' - 01/12/2018
Trước áp lực từ các vụ kiện phòng vệ thương mại, nhiều doanh nghiệp cho rằng, sự chủ động sẽ là yếu tố quyết định để đối mặt và đứng vững trên thị trường.
-
Ý kiến và Bình luận
Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp nên làm gì?
09:34' - 01/12/2018
Mặc dù phòng vệ thương mại được ví như "van an toàn" của dòng chảy hội nhập, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và sử dụng hiệu quả công cụ này.
-
Kinh tế Việt Nam
Phòng vệ thương mại: Bài 1 - Những điều cần biết
08:47' - 01/12/2018
Hiện các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được sử dụng nhiều như một công cụ hợp pháp để tăng thuế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.