Microsoft giới thiệu các dự án AI mới nhất của mình
Một lợi thế riêng biệt mà Microsoft có so với những công ty khác trong cuộc đua AI là sở hữu hệ điều hành Windows, điều này mang lại cho công ty lượng người dùng máy tính cá nhân (PC) khổng lồ.
Hồi tháng 1/2024, Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết rằng năm 2024 sẽ đánh dấu năm AI trở thành "phần thiết yếu của mọi PC". Công ty hiện đã cung cấp trợ lý trò chuyện Copilot của mình trong công cụ tìm kiếm Bing và, với một khoản phí, trong phần mềm văn phòng Office. Giờ đây, người dùng PC sẽ được biết thêm về cách AI được tích hợp vào Windows và những gì họ có thể làm với nó trên các PC AI mới.
Build diễn ra vài ngày sau Google I/O- hội nghị thường niên dành cho các lập trình viên được tổ chức bởi Google tại San Francisco (Mỹ). Tại đây, “gã khổng lồ tìm kiếm” đã tiết lộ mô hình AI mạnh mẽ nhất của mình cho đến nay và cho thấy AI Gemini của họ sẽ hoạt động như thế nào trên máy tính và điện thoại.
Trước sự kiện của Google, OpenAI cũng đã công bố mô hình GPT-4o mới. Microsoft là nhà đầu tư chính của OpenAI và công nghệ Copilot của họ dựa trên các mô hình của OpenAI.
Đối với Microsoft, thách thức đến từ hai hướng: duy trì vị trí nổi bật trong lĩnh vực AI và thúc đẩy doanh số bán PC, vốn đang ảm đạm trong hai năm qua sau chu kỳ nâng cấp trong đại dịch COVID-19.
Trong một lưu ý gần đây gửi đến các nhà đầu tư, nhà phân tích Erik Woodring của Morgan Stanley cho biết ông vẫn " lạc quan về sự phục hồi của thị trường PC" do nhận xét từ khách hàng và "sự điều chỉnh gần đây của các nhà sản xuất.
Công ty nghiên cứu ngành công nghệ Gartner ước tính rằng các lô hàng PC đã tăng 0,9% trong quý I/2024 sau nhiều năm giảm sút. Trong khi đó, Giám đốc tài chính của Microsoft, Amy Hood, cho biết nhu cầu về PC đang "tốt hơn một chút so với dự kiến".
Các công cụ AI mới từ Microsoft có thể cung cấp một lý do khác để khách hàng doanh nghiệp và cá nhân nâng cấp máy tính cũ của họ, cho dù chúng được sản xuất bởi HP, Dell hay Lenovo.
Các nhà phân tích của Bernstein cho hay: "Mặc dù Copilot trong Windows không trực tiếp thúc đẩy việc kiếm tiền cho Microsoft, nhưng chúng tôi tin rằng nó sẽ thúc đẩy việc sử dụng Windows, tính tuân thủ của Windows, hướng khách hàng chuyển sang các PC mới có giá cao hơn và do đó mang lại nhiều doanh thu hơn cho Microsoft và có khả năng tăng doanh thu từ cả mảng tìm kiếm".
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 17/5 cho biết Microsoft có thể sẽ bị phạt nếu không cung cấp đầy đủ thông tin về các rủi ro bắt nguồn từ những tính năng AI tạo sinh trong công cụ tìm kiếm Bing trước ngày 27/5.
EC có động thái trên do lo ngại nguy cơ công nghệ AI "Deepfake" - có khả năng tạo video với gương mặt và giọng nói giống hệt người thật, trở nên phổ biến và các dịch vụ thao tác tự động có thể đánh lừa cử tri.
EC cho biết đang đẩy mạnh các hành động pháp lý đối với Bing do chưa nhận được phản hồi đối với yêu cầu mà cơ quan này đưa ra ngày 14/3. Nếu không đáp ứng đúng thời hạn trên, EC có thể phạt Bing lên tới 1% tổng thu nhập hàng năm. Ngoài ra, EC cũng sẽ phạt Microsoft nếu doanh nghiệp này cung cấp thông tin không chính xác hoặc thông tin sai lệch.
Theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số Liên minh châu Âu (EU), những doanh nghiệp công nghệ buộc phải đưa ra nhiều biện pháp hơn nhằm giải quyết các vấn đề bất hợp pháp và nội dung có hại trên nền tảng của họ. EC xác định AI tạo sinh là một trong những rủi ro đối với bầu cử, đặc biệt là cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới.
Microsoft gần đây đã công bố đầu tư gần 10 tỷ USD vào công nghệ này ở nước ngoài trong những tháng gần đây, cho thấy cái giá mà doanh nghiệp này sẵn sàng trả để duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực quan trọng này.
Thành công bất ngờ của ChatGPT do OpenAI phát triển đã thúc đẩy AI tạo ra cuộc cách mạng công nghệ mới nhất ở Thung lũng Silicon. Nó cũng đưa Microsoft - người ủng hộ chính của OpenAI - trở thành doanh nghiệp có giá trị nhất thế giới.
Kể từ khi ChatGPT xuất hiện vào năm 2022, Microsoft đã nỗ lực hết sức vào lĩnh vực AI và hiện vẫn duy trì điều này. Doanh nghiệp này đã cạnh tranh khốc liệt với Google trên thị trường AI tạo sinh, tung ra các công cụ tạo văn bản, hình ảnh hoặc dòng mã trên cơ sở một truy vấn đơn giản. Meta và Amazon cũng đã theo bước Microsoft, với các mô hình và trợ lý AI ngày càng tinh vi của riêng họ.
Giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng, từ tháng 2/2024, Microsoft đã công bố một loạt khoản đầu tư AI trị giá 3,4 tỷ USD vào Đức, 2,1 tỷ USD vào Tây Ban Nha và 2,9 tỷ USD vào Nhật Bản trong vòng hai năm.
Dưới sự lãnh đạo của CEO Satya Nadella, Microsoft dự định xây dựng các trung tâm dữ liệu sẵn sàng cho AI, giúp đào tạo hàng triệu người về AI và tài trợ cho cơ sở hạ tầng năng lượng cần thiết để cung cấp cho các cơ sở đang thiếu tài nguyên.
Microsoft cũng đã ký hợp đồng với các công ty khác ngoài OpenAI - công ty đã nhận được khoảng 13 tỷ USD từ nhà phát triển Windows. Những hợp đồng này chủ yếu là tín dụng ưu đãi để những công ty đó truy cập vào máy chủ Azure của Microsoft.
Theo một thỏa thuận kéo dài nhiều năm được ký vào tháng 2/2023, công ty khởi nghiệp AI nổi tiếng của Pháp Mistral sẽ nhận được khoản đầu tư 15 triệu euro (khoảng 16 triệu USD) từ Microsoft.
- Từ khóa :
- OpenAI
- các hãng công nghệ
- trí tuệ nhân tạo
- ai
- GPT-4o
- Windows
- ChatGPT
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chuyển đổi năng lượng, công nghệ cao để phù hợp tình hình mới
15:43' - 21/05/2024
“Báo cáo Việt Nam 2045: Xu hướng kinh tế toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam” đưa ra dự báo, từ nay đến năm 2050, tăng trưởng thương mại thế giới có thể chậm lại trong ngắn hạn.
-
Thị trường
Khoảng 500 gian hàng sẽ có mặt tại Diễn đàn Công nghệ Quốc tế iTECH EXPO 2024
17:27' - 20/05/2024
Lần đầu tiên, diễn đàn công nghệ có quy mô quốc tế - iTech Expo 2024 sẽ được tổ chức tại Việt Nam với khoảng 500 gian hàng công nghệ đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ hàng đầu về công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khoa học công nghệ góp phần mở ra cơ hội cho xuất khẩu nông sản
14:49' - 20/05/2024
Việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường ngày càng được phổ biến nhân rộng và sản xuất ra được các sản phẩm an toàn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định các ưu tiên về khoa học công nghệ trong tái cơ cấu ngành công thương
15:41' - 19/05/2024
Ngày 19/5, tại trụ sở Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị khoa học Phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành công thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03'
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11'
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15'
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
-
Công nghệ
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
11:10' - 20/11/2024
Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị thương phẩm, lợi thế cạnh tranh cao.