Mở hướng phát triển vận tải liên vận quốc tế
Từ đầu năm đến nay đường sắt liên tiếp mở hai ga liên vận quốc tế là ga Kép (Bắc Giang và ga Sóng Thần (Bình Dương) cho thấy hướng phát triển mới cho vận tải liên vận quốc tế ngay từ trong nội địa. Tuy nhiên với mục tiêu sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đường sắt gấp 5 lần hiện nay vào năm 2030, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục nâng cấp hạ tầng đường sắt như nhà ga, kho bãi, đồng thời nhanh chóng cải thiện mảng dịch vụ logistics trong lĩnh vực này.
*Liên tiếp thiết lập ga liên vận quốc tếNgày 27/9 vừa qua, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần (Bình Dương) đi Trung Quốc. Đoàn tàu gồm 19 toa, vận chuyển tinh bột sắn với khối lượng khoảng 500 tấn, xuất phát tại ga Sóng Thần đi Phổ Điền, Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).Lãnh đạo Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội (HARACO) cho biết, việc khai trương đoàn tàu sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển các mặt hàng nông sản, hàng đông lạnh từ các tỉnh phía nam ra bắc rồi sang Trung Quốc để tiêu thụ và xuất khẩu. Đây cũng là bước tạo đà cho việc xuất khẩu hàng hóa tại ga liên vận quốc tế Sóng Thần đi các nước trong khối OSZD (Tổ chức hợp tác đường sắt OSZD gồm 28 thành viên tại châu Á và châu Âu), đồng thời vận chuyển các nguồn hàng nhập khẩu từ các nước trong khối OSZD về khu vực phía Nam.Trước đó, tháng 2/2023, VNR cũng khai trương hoạt động liên vận quốc tế tại ga Kép (Bắc Giang). Giai đoạn 1 (2023 - 2024), VNR tổ chức lập tàu liên vận quốc tế tuyến Kép - Đồng Đăng - Bằng Tường (Trung Quốc) với tần suất bình quân 1,5 - 2 đôi tàu/ngày.Đây được xem là bước quan trọng trong chiến lược phát triển, nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế của đường sắt Việt Nam, giảm tải cho 2 ga liên vận quốc tế Yên Viên (Hà Nội) và Đồng Đăng, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cho biết, dự kiến sẽ có 8 ga khai thác liên vận quốc tế, trong đó có một số ga đã đưa vào khai thác, gồm Đồng Đăng, Lào Cai, Yên Viên, Kép, Sóng Thần, Kim Liên (Đà Nẵng), Diêu Trì (Bình Định), Trảng Bom (Đồng Nai). Chỉ chưa đầy 9 tháng từ đầu năm đến nay, sau khi Chính phủ giao, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương triển khai, nâng cấp hạ tầng ga Kép và ga sóng Thần đưa vào làm ga liên vận, tổ chức các kho ngoại quan ICD (cảng cạn), logistics. Sau Bắc Giang, Bình Dương, tỉnh Hải Dương cũng đang xúc tiến để tổ chức ga Cao Xá làm ga liên vận."Mục tiêu của ngành đường sắt là đưa cửa khẩu vào sâu trong nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho doannh nghiệp và các địa phương không chỉ trong vận chuyển hàng hóa mà còn phát triển các kho ICD, logistics. Với ga liên vận quốc tế sâu trong nội địa, với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, hàng hóa sẽ được ngành hải quan kiểm tra, làm thủ tục thông quan ngay tại các ga trong nội địa, kẹp chì niêm phong và sau đó chỉ cần khai báo khi tới biên giới, giảm rất nhiều thời gian. Ví dụ một đoàn tàu liên vận chở tối đa 21 - 25 container khi tới ga biên giới làm thủ tục khai báo thông quan chỉ mất 2 tiếng", ông Đặng Sỹ Mạnh chia sẻ.
Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cũng nhấn mạnh, các tàu liên vận rất thuận lợi cho doanh nghiệp, địa phương. Đơn cử như vải thiều lâu nay không xuất khẩu qua đường sắt, nhưng nay với các tàu container lạnh liên vận quốc tế có thể xuất khẩu trực tiếp vận chuyển bằng đường sắt. Ngoài ra, các mặt hàng khác như nông sản, thủy sản cũng có thể xuất khẩu qua container lạnh có khả năng lưu trữ, bảo quản tốt. Đặc biệt là sẽ tạo ra mạng lưới kết nối các kho ngoại quan cũng như khu hậu cần logistics của địa phương.
*Lối đi mới cho đường sắt ?Chia sẻ về lợi ích khi xuất khẩu nông sản qua đường sắt, bà Vũ Thị Như, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu An cho hay, năm nay là lần đầu tiên công ty của bà xuất khẩu vải thiều chính ngạch sang Trung Quốc bằng đường sắt. Bằng đường sắt, vải thiều đến với các trung tâm thương mại lớn nhất của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, thậm chí có thể đến Nga và các quốc gia khác một cách dễ dàng."Mỗi năm, chúng tôi tiêu thụ trên 1.000 tấn vải thiều tươi. Trước đây, công ty chỉ có thể vận chuyển vải thiều bằng đường bộ và đường hàng không, mất nhiều thời gian, chi phí cao. Trong khi đó, cước vận chuyển bằng đường sắt ổn định, bao gồm từ kho doanh nghiệp đến ga, không bị phụ thuộc như đường bộ, thường tăng gấp đôi khi vào chính vụ", bà Vũ Thị Như cho hay.Mặc dù hài lòng với dịch vụ và giá cước, song bà Như vẫn lo nếu khi khối lượng hàng tăng cao, với bãi container diện tích hiện của ga Kép hiện còn nhỏ, đường bộ vào bãi hẹp sẽ gây trở ngại, ách tắc.Mối lo của bà Như cũng chính là trăn trở của ngành đường sắt. Theo đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về sản lượng vận tải hàng hóa vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt tăng trung bình 12%/năm. Riêng năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt là 5,67 triệu tấn, trong đó hàng liên vận quốc tế là 1,33 triệu tấn (chiếm 24%) từ Việt Nam qua Trung Quốc và quá cảnh Trung Quốc đến các nước thứ ba.Thống kê mới nhất của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 9 tháng năm 2023, tổng hàng hoá xuất và nhập liên vận đạt 599.681 tấn giảm mạn so với cùng kỳ 2022 (1.115.104 tấn). Nguyên nhân giảm được ngành đường sắt lý giải là em do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước.Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2025, các ga hoạt động liên vận quốc tế sẽ được đầu tư cải tạo các hạng mục đường đón gửi tàu, xếp dỡ, thông quan, đường bộ kết nối vào bãi hàng, hướng đến mục tiêu ngành đường sắt đặt ra tới năm 2030 sản lượng vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt đạt 4 - 5 triệu tấn/năm, gấp 4 - 5 lần hiện nay.Theo Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải Việt Nam, dự báo đến năm 2030, nhu cầu vận chuyển đường sắt liên vận quốc tế có thể lên tới 8 - 9 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hiện năng lực hạ tầng đường sắt hiện tại chỉ có thể đảm nhận 4 - 5 triệu tấn/năm.Ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, quá trình rà soát xây dựng "Phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030" (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), đơn vị nhận thấy các ga hàng hóa đường sắt vừa thiếu, vừa yếu. Trừ một số ít ga mới được đầu tư nâng cấp như Lào Cai, Yên Viên, Đông Anh, Phan Thiết, Trảng Bom có hệ thống kho, ke, bãi hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu, số còn lại đều đã xuống cấp, nhỏ lẻ, không đáp ứng nhu cầu xếp dỡ cơ giới."Toàn mạng lưới đường sắt chỉ có 4 ga có bãi hàng và thiết bị đủ tiêu chuẩn xếp dỡ, bảo quản container gồm Lào Cai, Đông Anh, Yên Viên và Trảng Bom. Tương tự, tổng diện tích kho các ga hiện có hơn 38.000m2, nhưng chủ yếu đã đầu tư từ nhiều năm trước, không có kho nào đạt tiêu chuẩn để lưu trữ, bảo quản các mặt hàng tươi sống, hàng hóa có giá trị cao", ông Phạm Hoài Chung thông tin.Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR Đặngg Sỹ Mạnh, để mở một ga liên vận quốc tế phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu như diện tích 10.000m2, tiêu chuẩn kho, bãi, khu nhà làm việc cho cơ quan hải quan, khu kiểm hóa, đường sắt xếp dỡ... Cùng với đó, doanh nghiệp vận tải đường sắt cũng phải đầu tư hoặc hợp tác đầu tư đóng mới, thuê đầu máy, toa xe chuyên chở hàng liên vận quốc tế…Ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam nhấn mạnh, cần một quy hoạch tổng thể đối với các nguồn hàng, chân hàng có khả năng vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt để đầu tư đồng bộ, nâng cấp kết cấu hạ tầng nhà ga và phương tiện. Hiện Cục đang lựa chọn khoảng 15 - 16 ga để đánh giá, xem xét, đưa vào quy hoạch, bố trí vốn đầu tư trong các trung hạn tiếp theo.Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa các hạng mục nâng cấp kho bãi, đường xếp dỡ và các công trình khác một số ga vào các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng đường sắt vốn trung hạn 2021 - 2025.Theo đó, Bộ đã bố trí vốn đầu tư các ga trong giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Đồng Đăng, Vật Cách, Kim Liên, Diêu Trì, Sóng Thần. Các hạng mục ưu tiên là làm đường xếp dỡ, kho bãi, đường bộ vào bãi hàng... Sau đầu tư, ga Đồng Đăng sẽ nâng được năng lực thông qua từ 0,6 triệu tấn/năm hiện nay lên 2,5 triệu tấn/năm; ga Sóng Thần từ 1,6 triệu tấn/năm lên 2,5 triệu tấn/năm...Với các ga như Kép, Sen Hồ, Đông Anh (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng), Lào Cai (tuyến Yên Viên - Lào Cai), dự kiến đầu tư cải tạo, nâng cấp giai đoạn 2022-2025. Tổng mức đầu tư cho cả 7 ga này dự kiến 867 tỷ đồng.Giai đoạn 2026-2030, tiếp tục đầu tư xây dựng các ga liên vận quốc tế trên hai hành lang Bắc - Nam và Đông - Tây theo quy hoạch, ưu tiên các ga Ngọc Hồi, Lạc Đạo, Bắc Hồng, Trảng Bom...Mục tiêu chính của Phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt là nâng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt từ 1,1 triệu tấn vào năm 2021 lên 4 - 5 triệu tấn vào năm 2030. Trong đó, hàng đi tuyến Bắc - Nam, Hà Nội - Đồng Đăng đạt sản lượng 3 triệu tấn/năm; tuyến Hải Phòng - Yên Viên - Lào Cai là 1,5 triệu tấn/năm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành đường sắt đã bán được hơn 41.000 vé tàu Tết
20:48' - 24/10/2023
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), sau 3 ngày mở bán vé tàu Tết 2024, tổng số vé đã hoàn thành thanh toán lên đến 41.000 vé.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên danh Đèo Cả được lập dự án đường sắt Việt - Lào
12:12' - 19/10/2023
Dự án đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ, phân đoạn trên đất Việt Nam của tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng đã xác định được nhà đầu tư đề xuất dự án theo phương thức PPP.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiện toàn xong nhân sự chủ chốt
10:52' - 17/10/2023
Bổ nhiệm ông Hoàng Gia Khánh giữ chức Tổng giám đốc, VNR đã hoàn tất quá trình kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao với việc lần lượt có tân Chủ tịch HĐTV và tân Tổng giám đốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.