Mỗi năm, dệt may Việt Nam tiêu 3 tỷ USD cho năng lượng sản xuất
Vì vậy, cải tiến sản xuất theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm năng lượng là đòi hỏi cấp thiết nhằm thúc đẩy việc tăng khả năng cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam.
Thông tin này được đưa ra tại hội thảo "Xây dựng Thương mại – Môi trường dệt may bền vững thông qua các giải pháp tiết kiệm năng lượng” vừa tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11/4.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết, sản phẩm dệt may đang chịu áp lực cạnh tranh lớn về giá thành, chi phí sản xuất, công nghiệp, an toàn môi trường, sức khoẻ người lao động.Ngay các điều khoản trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực, cũng như chuẩn bị có hiệu lực đều đòi hỏi cam kết về các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong đánh giá năng lực của doanh nghiệp đối tác, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã tính toán đến việc ưu tiên lựa chọn những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, có đến gần 200 doanh nghiệp dệt may thuộc diện doanh nghiệp trọng điểm (tiêu thụ 1.000 tấn CO2 quy đổi), là rào cản để phát triển ngành dệt may trong thời gian tới; khi mà những rào cản kỹ thuật về môi trường áp dụng cho ngành dệt may đã xuất hiện ngày càng khá rõ nét; trong đó, có thể kể đến như mức tiêu thụ cacbon, giảm thiểu phát thải cacbon thông qua nhãn dán trên sản phẩm...Tại một số thị trường các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu… đã bắt đầu áp dụng rào cản kỹ thuật về môi trường để hạn chế nhập khẩu sản phẩm dệt may từ Việt Nam.
Theo ông Jorg Bauersachs, Tổng Giám đốc Nhà máy nhuộm Tập đoàn Tal, từ năm 2009, nhờ áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng, đơn vị này đã giảm được 26% lượng khí thải, giảm 36% lượng nước cho áo quần sản xuất.Để có thể cải thiện sử dụng năng lượng doanh nghiệp, cần thiết phải xây dựng quy định tiêu chuẩn năng lượng tối thiểu cho từng lĩnh vực.
Còn về tài chính cần có cơ chế bảo lãnh của các ngân hàng vay vốn, công ty dịch vụ năng lượng - công ty tìm kiếm giải pháp tài chính, nhằm tiếp kiệm năng lượng và chia sẻ hiệu quả việc tiết kiệm năng lượng; bên cạnh đó, hình thành quỹ quay vòng vốn cho doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng.
Mặt khác, ông Nguyễn Thanh Hà, đại diện Dự án quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID), cho hay, muốn phát triển sản xuất xanh không khó, vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải giảm thiểu khí thải, nước thải… trong quá trình hoạt động.Đồng thời, doanh nghiệp phải chủ động cải thiện quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về khí thải, chất thải, hay quản trị chất thải, khí thải ra môi trường…
Hiện nay, USAID đang phối hợp với Bộ Công Thương hỗ trợ nâng cao năng lực tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp dệt may; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn triển khai dự án tiết kiệm năng lượng…
Hiện tại, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn đánh giá và công nhận sản xuất bền vững trong lĩnh vực dệt may, nhưng trên thế giới đã có rất nhiều tổ chức đánh giá tiêu chuẩn phát triển bền vững.Tuy nhiên, ông Hoàng Văn Tâm, Phó Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu Bộ Công Thương, cho biết, trong thời gian gần đây, những liên minh sản xuất dệt may bền vững cũng đã hình thành và thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia.
Bên cạnh đó, Liên minh các doanh nghiệp dệt may bền vững dự kiến sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 6/2018.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp kỳ vọng liên minh này sẽ hỗ trợ đơn vị sản xuất kingh doanh cải thiện môi trường sản xuất, giảm thiểu phát thải chất thải ô nhiễm môi trường.
Vì đây được xem là yếu tố sống còn nếu doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may và da giày Việt Nam dưới tác động của CPTPP
10:48' - 24/03/2018
CPTPP sẽ mở ra cơ hội tiếp cận một số thị trường mới, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ có động lực đầu tư phát triển ngành nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may thay đổi để bắt kịp xu hướng - Bài 2: Giải pháp sống còn
10:46' - 30/12/2017
Năm 2018 được dự báo sẽ là năm khởi sắc và có nhiều triển vọng của ngành dệt may. Tuy nhiên, song hành với cơ hội thì còn nhiều khó khăn nhất định.
-
DN cần biết
Ngành dệt may thay đổi để bắt kịp xu hướng - Bài 1: Cơ hội từ các FTA
10:19' - 29/12/2017
Mặc dù năm 2017 có nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt mức khả quan, các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng để tạo đột phá cho ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA
11:36' - 23/12/2017
Theo Bộ Công Thương, một số mặt hàng dệt may đã vượt ngưỡng trigger levels cho năm 2017 được quy định theo Phụ lục 2 của Hiệp định VN-EAEU FTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp
10:47'
Theo dự thảo Nghị quyết, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
-
Kinh tế Việt Nam
3 thành phố của Việt Nam đều tăng bậc trên Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025
10:44'
Trung tâm Nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu StartupBlink vừa công bố Bảng xếp hạng “Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.