Mọi sông băng trên toàn cầu đều đang tan chảy với tốc độ nhanh
Đây là kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học tại 10 cơ sở khác nhau phối hợp thực hiện và công bố trên tạp chí Nature.
Chuyên gia về sông băng Étienne Berthier thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS), đồng tác giả của nghiên cứu trên, cho biết lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể đo lường sự thay đổi của từng sông băng trong số hơn 220.000 sông băng trên hành tinh, ngoại trừ các sông băng ở Greenland và Nam Cực.
Theo chuyên gia Étienne Berthier, chủ yếu dựa vào những hình ảnh được truyền về từ vệ tinh Aster - do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 1999, các nhà nghiên cứu nhận thấy các sông băng đã "thất thoát" trung bình 267 tỷ tấn băng mỗi năm, tính từ năm 2000 đến năm 2019. Tình trạng băng tan nhanh đặc biệt xảy ra ở dãy núi Alpes, Iceland và Alaska.
Tại những khu vực có khí hậu ôn hòa và ẩm ướt hơn, băng có xu hướng tan chảy chậm hơn.
Mặc dù vậy, không nơi nào trên Trái Đất tránh được tình trạng sông băng tan chảy, kể cả phía Tây dãy Himalaya, nơi trước đây có lượng băng ổn định hoặc thậm chí đã từng tăng lên.
Tại New Zealand, trong 5 năm qua, các sông băng giảm độ dày 1,5 mét/năm - một con số kỷ lục. Trong khi trước đó 20 năm, những con sông này hầu như không bị hao hụt về thể tích.
Điều khiến các nhà nghiên cứu thấy kinh ngạc và lo ngại là mức độ gia tăng của hiện tượng sông băng tan chảy: từ mức trung bình 227 tỷ tấn băng tan mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, con số này đã tăng lên thành 298 tỷ tấn trong giai đoạn 2015-2019.
Lượng băng tan chảy đã góp 21% vào sự gia tăng mực nước biển kể từ đầu thế kỷ 21.
Theo một bài viết khác trên tạp chí khoa học Nature, những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính sẽ có tác dụng tích cực trực tiếp hạn chế sự gia tăng mức độ tan chảy của các sông băng.
Các nhà khoa học cho rằng nếu con người kìm hãm được sự tăng nhiệt của Trái Đất ở mức 1,5°C như mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, thì lượng băng tan chảy khiến mực nước biển dâng cao sẽ giảm tới 50%.
Ở một nghiên cứu khác cũng công bố trên tạp chí Nature, giới chuyên gia báo động rằng tại Nam Cực - nơi có lượng băng lớn nhất thế giới, tình trạng băng tan nhanh có thể dẫn đến việc nước biển gia tăng ở mức không thể đảo ngược.
Tuy nhiên, sông băng tan chảy không chỉ ảnh hưởng tới mực nước biển. Nhà nghiên cứu Étienne Berthier cho biết các lưu vực sông băng bao phủ ít nhất 25% diện tích đất đai toàn cầu và là nơi sinh sống của gần 1/3 dân số thế giới.
Các sông băng trữ nước ở thể rắn và cấp nước cho các con sông vào mùa Hè. Do đó, khi không còn sông băng trong khu vực, tuyết sẽ tan nhanh hơn nhiều và gây nguy cơ thiếu nước vào mùa Hè tại các khu vực bị ảnh hưởng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ: Vỡ sông băng trên dãy Himalaya làm ít nhất 8 người thiệt mạng
17:45' - 24/04/2021
Ngày 23/4, ít nhất 8 người thiệt mạng và 384 người khác đã được cứu sau khi xảy ra vỡ sông băng dẫn tới lở tuyết tại khu vực thuộc bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ, sát biên giới với Trung Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Mùa Đông ấm đe dọa sự tồn tại của những con đường trên sông băng ở Canada
15:00' - 22/02/2021
Canada đang trải qua những tháng mùa Đông ấm áp hơn so với những năm trước.
-
Dự báo thời tiết
Báo động tình trạng sông băng tan chảy tại Trung Quốc
08:06' - 11/11/2020
Các sông băng trên dãy Kỳ Liên Sơn của Trung Quốc đang biến mất với tốc độ nhanh trong khi tình trạng Trái Đất ấm lên dẫn đến sự thay đổi khó lường và nguy cơ thiếu nước lâu dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Diện tích rừng Amazon tại Brazil bị tàn phá trong 6 tháng đầu năm cao kỷ lục
08:50' - 03/07/2022
Ngày 1/7, Cơ quan vũ trụ quốc gia INPE cho biết diện tích rừng Amazon ở Brazil bị tàn phá trong 6 tháng đầu năm nay đã lên đến mức kỷ lục.
-
Đời sống
Google sẽ xóa lịch sử định vị nếu người dùng đến các địa điểm riêng tư
14:49' - 02/07/2022
Ngày 1/7, Google tuyên bố sẽ xóa dữ liệu lịch sử định vị người dùng nếu điểm đến là các cơ sở sản phụ khoa, các trung tâm tạm trú bạo hành gia đình và nhiều địa điểm riêng tư khác.
-
Đời sống
Dùng máy bay trực thăng vận chuyển đề thi tốt nghiệp THPT ra Côn Đảo
13:51' - 02/07/2022
Năm nay, Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục tổ chức vận chuyển đề thi ra điểm thi tại huyện Côn Đảo bằng máy bay trực thăng.
-
Đời sống
Lạc lối ở Mallorca - Hòn đảo mặt trời Địa Trung Hải
16:45' - 01/07/2022
Đảo Mallorca còn gọi là Majorca Tây Ban Nha là đảo lớn nhất trong quần đảo Balears được xem là điểm du lịch hút khách nhất của Tây Ban Nha.
-
Đời sống
Dinh dưỡng đúng nhờ giải mã gen giúp trẻ đạt chiều cao tối đa
16:25' - 01/07/2022
Thông qua giải mã gen, bậc cha mẹ có thể biết được chiều cao tiềm năng của trẻ dựa trên các yếu tố di truyền, từ đó có kế hoạch dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, góp phần giúp trẻ đạt chiều cao tối đa.
-
Đời sống
Diễn viên Hồng Đăng và những bộ phim làm nên tên tuổi
15:45' - 01/07/2022
Lê Hồng Đăng là nam diễn viên nổi tiếng được nhiều khán giả yêu mến. Anh thường xuất hiện trong các bộ phim chiếu trên giờ vàng của VTV.
-
Đời sống
Số phận các chương trình xuất hiện hình ảnh Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh ra sao?
15:27' - 01/07/2022
Đài Truyền hình Việt Nam vừa quyết định tạm dừng phát sóng các phim hoặc chương trình có hình ảnh Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh.
-
Đời sống
Tra cứu điểm thi lớp 10 các tỉnh thành
10:46' - 01/07/2022
Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã hoàn tất chấm thi, bắt đầu công bố điểm thi vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023.
-
Đời sống
Giấc mơ mua nhà của dân Mỹ Latinh trở nên xa vời
09:15' - 01/07/2022
Đà tăng lãi suất và chiến lược chung của các ngân hàng trung ương nhằm đối phó với cơn bão lạm phát đang biến giấc mơ có nhà riêng của nhiều người Mỹ Latinh trở nên xa vời.