Món vay nhỏ, lợi ích lớn
Gia đình ông Thào A Thái, dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá từng thuộc diện hộ nghèo. Năm 2008, ông được vay 15 triệu từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư nuôi bò. Cho đến giờ ông Thào A Thái vẫn không thể quên khoản tiền ấy bởi với ông đó là bước ngoặt lớn để gia đình thoát khỏi cái nghèo.
Ông Thào A Thái ôn tồn kể: "Qua sinh hoạt với Hội nông dân của thôn, gia đình tôi rất vui mừng khi được biết đến nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Khi ấy tôi nghĩ đây sẽ là ngân hàng giúp tôi thoát khỏi cảnh nghèo khó."
Sau 3 năm cần mẫn, số tiền 15 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã thực sự như chiếc phao cứu sinh cho gia đình khi cặp bò ông nuôi đã sinh sản. Điều đó đã giúp gia đình trả nợ được ngân hàng, trang trải chi phí cho các con ăn học.
Không dừng lại ở đó, nhận thấy mô hình kinh tế của gia đình còn nhỏ lẻ, manh mún, năm 2011 ông Thào A Thái tiếp tục vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư thêm trâu, bò sinh sản và kết hợp trồng rừng.
Hiện tại, gia đình ông đã có 1ha rừng xoan, 5 con trâu, 4 con bò và nuôi thêm dê, gà, lợn. Nhờ đó gia đình ông Thào A Thái đã thoát nghèo và có thu nhập 15-20 triệu đồng mỗi tháng.
"Nhờ nguồn vốn này tôi đã yên tâm làm ăn và vươn lên làm giàu. Cũng nhờ đồng vốn uỷ thác qua Hội nông dân xã, hàng tháng tôi được sinh hoạt trong tổ tiết kiệm vay vốn, đây cũng là nơi tôi học hỏi được kinh nghiệm làm kinh tế.
Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách Xã hội hàng tháng còn tổ chức các điểm giao dịch tại xã đã giúp hàng trăm hộ vay vốn không phải mất công đi lại, điều này vô cùng thuận lợi với người dân vùng sâu, vùng xa", ông Thào A Thái nói.
Với gia đình chị Vi Thị Sơn, dân tộc Thái ở thôn Pà Cầu, xã Xuân Lộc, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nguồn vốn tín dụng chính sách như một "bà đỡ" trong lúc cái nghèo bủa vây.
Từ nguồn vốn này, hai con gái chị Sơn được đi học và đã có việc làm ổn định. Năm 2015, chị Sơn tiếp tục vay chương trình hộ cận nghèo 30 triệu đồng để đầu tư trồng keo.
Chị Sơn tính toán khoảng 2 năm tới keo sẽ cho thu hoạch và dự kiến vườn keo hơn 3ha sẽ mang lại cho gia đình khoảng 100 triệu đồng.
"Với khoản tiền đó tôi đủ trả nợ ngân hàng, trang trải thêm cho cuộc sống và tiếp tục đầu tư. Tôi hy vọng sẽ sớm lên uỷ ban xã nộp đơn xin thoát nghèo", chị Sơn vui vẻ nói.
Đó chỉ là 2 trong số nhiều câu chuyện được viết lên trong hành trình của một ngân hàng với sứ mệnh vì người nghèo. Những món vay nhỏ nhưng đã mang lại lợi ích lớn cho bà con vùng xa.
Chỉ tính riêng 9 tháng qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tiếp cận cho vay hơn 1.620 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách với tổng doanh số cho vay đạt 54.983 tỷ đồng; trong đó tập trung giảm nghèo, giải quyết việc làm như cho vay hộ mới thoát nghèo 10.914 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo 9.432 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo 7.308 tỷ đồng; cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 7.071 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 6.041 tỷ đồng.
Ông Vi Hồng Trường, Bí thư Đảng bộ xã Xuân Lộc, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá khẳng định, nguồn vốn vay đã giúp cho rất nhiều hộ trên địa bàn xã vươn lên thoát nghèo.
Nhiều hộ có đất, có sức lao động nhưng thiếu vốn và nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp họ thực hiện ước mơ thoát nghèo.
Qua thực tế triển khai, nguồn vốn này thực sự phù hợp với người dân vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, những món vay nhỏ, thủ tục đơn giản, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân đã góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen.
Theo ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng cuộc sống; ngăn ngừa tình trạng cho vay nặng lãi.
Đặc biệt, việc sử dụng vốn tín dụng chính sách đã tác động đến nhận thức, giúp đồng bào thay đổi cách làm kinh tế.
Ông Đỗ Minh Tuấn cũng khẳng định, vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo của tỉnh Thanh Hoá.
Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,92% (từ mức 13,51% đầu năm 2016 còn 5,59% năm 2019).
Tỷ lệ hộ cận nghèo cũng giảm 0,23% (từ mức 9,8% đầu năm 2016 còn 9,57% năm 2019). Điều đáng nói, kết quả này đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đề ra.
Đến 30/9/2019, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 200.813 tỷ đồng, tăng 13.021 tỷ đồng (+6,9%) so với cuối năm 2018, với hơn 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,74% tổng dư nợ, cũng minh chứng cho chất lượng tín dụng chính sách xã hội ngày càng nâng cao và ổn định.
Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Rồi đây, những trường hợp như ông Thào A Thái, chị Vi Thị Sơn sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo những miền quê nghèo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Tín dụng chính sách xã hội tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới
15:03' - 23/09/2019
Giai đoạn từ năm 2016 đến ngày 31/8/2019, có gần 8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, với doanh số cho vay đạt 221.693 tỷ đồng.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách - Công cụ hữu hiệu giảm nghèo bền vững
16:24' - 22/09/2019
Những thành quả tín dụng giảm nghèo sẽ tiếp tục lan tỏa trong thời gian tới khi hiện vẫn còn 6,6 triệu người nghèo và đối tượng chính sách đang còn dư nợ.
-
Ngân hàng
Những vườn đào đơm hoa từ vốn tín dụng chính sách
07:32' - 17/09/2019
Vườn đào của gia đình chị Đào Thị Bình ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội những ngày này xanh óng dưới nắng thu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng chính sách hỗ trợ đồng bào vùng cao thoát nghèo
13:21' - 21/08/2019
Ngày 21/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XVI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Cơ hội nào cho công nhân vay vốn lãi suất hấp dẫn?
10:39'
Giữa lúc tín dụng đen “bao vây”, các công ty tài chính tung gói ưu đãi sẽ giúp công nhân và người lao động tiếp cận được khoản vay với lãi suất phù hợp.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc chi 32,7 tỷ USD cho vay tiểu thương nhập hàng dịp Tết Trung thu
10:03'
Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nguồn vốn quy mô 42.600 tỷ won (32,7 tỷ USD) để các tiểu thương và doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn một cách thuận lợi trước và sau dịp Tết Trung thu.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 12/8
08:48'
Sáng nay, giá đồng USD không đổi, Euro biến động trái chiều và Nhân dân tệ (NDT) giảm.
-
Ngân hàng
Agribank hỗ trợ tích cực phát triển thị trường hàng Việt
21:10' - 11/08/2022
Agribank thường xuyên quán triệt, tuyên truyền trong toàn hệ thống triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với nhiều giải pháp phù hợp đặc thù hoạt động kinh doanh.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin với cơ quan thuế
16:59' - 11/08/2022
Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài về việc cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan quản lý thuế.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 11/8
08:49' - 11/08/2022
Sáng nay, giá đồng USD, Euro và Nhân dân tệ (NDT) cùng tăng, riêng đồng Euro tăng mạnh.
-
Ngân hàng
Nam A Bank và Kienlongbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ
07:50' - 11/08/2022
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã chứng khoán: NAB) và Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, mã chứng khoán: KLB).
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Thái Lan tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần 4 năm
17:30' - 10/08/2022
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) ngày 10/8 đã tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau gần 4 năm để chống lại lạm phát gia tăng mạnh, khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 10/8
09:02' - 10/08/2022
Sáng nay, giá đồng USD giảm, Euro tăng và Nhân dân tệ (NDT) biến động nhẹ.