Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo các hàng rào thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang đẩy kinh tế toàn cầu vào một kỷ nguyên mới đầy bất ổn.
Với mức thuế trung bình của Mỹ đạt đỉnh kể từ Đại suy thoái, tăng trưởng toàn cầu bị kéo xuống mức thấp nhất trong gần một thập kỷ. Mỹ và Trung Quốc – hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – chịu thiệt hại nặng nề, trong khi các thị trường mới nổi đối mặt với hệ lụy lan tỏa. Liệu thuế quan có thể thúc đẩy sản xuất nội địa như ông Trump kỳ vọng, hay chỉ làm trầm trọng thêm khủng hoảng? Tác động của thuế quan lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ như thế nào?Thuế quan Mỹ: Cú sốc chuỗi cung ứng và khủng hoảng tăng trưởngTheo bài viết trên tờ Wall Street Journal (WSJ), kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2025, ông Trump đã áp đặt hàng loạt thuế nhập khẩu. Các đối tác như Trung Quốc (đã áp thuế trả đũa 125% đối với hàng hóa Mỹ) hay Canada và Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố sẽ có hành động đối phó, kéo thế giới vào cuộc chiến thương mại khốc liệt. IMF nhận định các biện pháp này gây ra cú sốc đối với chuỗi cung ứng, tương tự những gì đã diễn ra trong thời kỳ đại dịch COVID-19, làm tăng chi phí sản xuất và giảm năng suất toàn cầu.Hệ lụy lan tỏa và lời kêu gọi hợp tác
Tác động của thuế quan ở Mỹ và Trung Quốc dự báo rất sâu rộng. Các thị trường mới nổi, đặc biệt những nước liên kết thương mại chặt chẽ với hai nền kinh tế này, sẽ chịu hệ lụy từ gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu yếu. Ông Gourinchas nhấn mạnh: “Chúng tôi hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các thị trường mới nổi trong năm 2025 và 2026”.Trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về triển vọng kinh tế toàn cầu, các quan chức tài chính từ các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã có một phiên họp kín kéo dài khoảng hai tiếng rưỡi ngày 22/4, bên lề các cuộc họp của IMF tại Washington. Cuộc họp này đã phản ánh lo ngại chung. Một quan chức giấu tên tiết lộ: “Chính sách thương mại khó lường của Mỹ gây bất ổn cho các nước thành viên. Chúng tôi thảo luận cách tăng cường vai trò của Ngân hàng Phát triển Mới để ứng phó”.IMF kêu gọi các chính phủ nên ưu tiên ổn định chính sách thương mại và thúc đẩy hợp tác đôi bên cùng có lợi. Ông Gourinchas nhấn mạnh: “Căng thẳng thương mại ngày càng tồi tệ có thể làm giảm tăng trưởng hơn nữa”. Tuy nhiên, triển vọng đạt thỏa thuận đa phương mờ nhạt khi ông Trump tạm hoãn thi hành thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, nhưng vẫn đẩy mạnh thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Dữ liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2025 của Trung Quốc đạt 5,4% chưa được phản ánh trong dự báo IMF, nhưng ông Gourinchas đánh giá: “Sự thay đổi cơ bản trong môi trường thương mại tạo ra bất ổn lớn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và chính phủ”.Lối thoátĐể giảm thiểu thiệt hại, các nước cần phối hợp chính sách. Mỹ nên xem xét lại thuế quan, ưu tiên đàm phán đa phương thay vì bảo hộ đơn phương. Trung Quốc cần đẩy mạnh cải cách cấu trúc, từ y tế đến lao động, để đối phó với già hóa dân số và tăng cường nội lực. Các thị trường mới nổi cần đa dạng hóa đối tác thương mại và tăng cường hội nhập khu vực như tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) để giảm phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc.IMF nhấn mạnh vai trò của các ngân hàng trung ương độc lập và các thỏa thuận thương mại minh bạch. Tổ chức này khẳng định, nếu không hành động kịp thời, nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái sâu hơn, với hệ thống tài chính kém ổn định và đồng USD mất dần vị thế. Kỷ nguyên mới này đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu để vượt qua 'cơn bão" thuế quan và xây dựng một tương lai kinh tế bền vững.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30'
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30'
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.
-
Phân tích - Dự báo
Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon
05:30' - 29/06/2025
Chăn nuôi gia súc để lấy da dùng để sản xuất túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên kinh tế mới: Chính phủ Anh vào cuộc
06:30' - 28/06/2025
Nước Anh có một di sản đậm nét về thương mại và doanh nghiệp. Ba thỏa thuận thương mại gần đây – với Ấn Độ, Mỹ và EU – đã giúp Anh đã khôi phục vị thế là nhà vô địch toàn cầu về thương mại tự do.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn địa chính trị: Biến số khó lường trên thị trường thế chấp
05:30' - 28/06/2025
Đối với những người mua nhà tiềm năng, một cuộc xung đột tiềm tàng ở Iran tạo ra cả cơ hội và thách thức, có khả năng định hình lại bối cảnh lãi suất thế chấp.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 27/06/2025
Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về năng lượng sạch, đặt ra cho Australia một lựa chọn then chốt: hoặc chủ động tham gia, hoặc bị tụt lại phía sau.