Một loạt sai phạm tại Dự án Làng văn hoá du lịch và ẩm thực Nắng sông Hồng
Thời gian qua, TTXVN đã phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đất đai tại Hà Nội. Nghiêm trọng hơn là việc xử lý thiếu kiên quyết, không triệt để của các cấp chính quyền và đơn vị chức năng.
Là một trong những quận có tốc độ đô thị hoá mạnh, song Long Biên cũng đang phải đối mặt với những trường hợp sai phạm bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan cần sớm được giải quyết.
Đặc biệt, qua những vụ vi phạm gần đây tại các dự án đẩy mạnh chuyển dịch, phát triển kinh tế trên địa bàn quận cho thấy bên cạnh lỗi quản lý còn có những lý do từ tính khả thi và độ hợp lý trong việc xây dựng chủ trương, chính sách.
Sai phạm mới “chồng” sai phạm cũ
Tồn tại ở dự án Làng văn hoá du lịch và ẩm thực Nắng sông Hồng tại phường Bồ Đề đang là một trong những dự án gây bức xúc dư luận đòi hỏi các cấp chính quyền Thủ đô thống nhất biện pháp xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; đồng thời cũng đảm bảo chủ trương đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu về nguồn gốc và thực trạng vi phạm của dự án này, ông Nguyễn Văn Luyện, Phó Chủ tịch UBND phường Bồ Đề cho biết, đây là quỹ đất công thuộc bãi bồi ven sông Hồng do phường quản lý trước đây có hiện tượng bỏ hoang.
Nhiều đối tượng đã lợi dụng bãi đất trống để đổ vật liệu xây dựng, khai thác cát lậu, rác thải, tệ nạn xã hội..., gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm khu vực.
Trước thực trạng trên, từ năm 1997, UBND phường đã đồng ý để một số bà con và doanh nghiệp khác khai thác sử dụng các dịch vụ du lịch sinh thái nhằm đảm bảo an ninh trật tự, tạo công ăn việc làm cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2013, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng quỹ đất, phường đã thu hồi toàn bộ mặt bằng khu đất này, lập phương án mới trình quận phê duyệt và tổ chức đấu thầu. Kết quả, Công ty cổ phần sinh thái Nắng sông Hồng đã trúng thầu với giá trúng là 350 kg thóc/sào/năm.
Sau đó, Công ty này triển khai thực hiện theo phương án phê duyệt là nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh kết hợp du lịch sinh thái khu bờ sông Hồng trên tổng diện tích gần 5,8ha.
Với mục tiêu “Vun trồng văn hoá Việt”, trên nền tảng các công trình đã có, Công ty đã cải tạo, nâng cấp một số hạng mục công trình khang trang, sạch đẹp hơn nhằm thu hút khách trong và ngoài nước có thể tìm về những giá trị văn hoá, ẩm thực tinh tế của người Việt; đồng thời cũng là nơi để giáo dục tinh thần dân tộc cho lớp trẻ, giới thiệu và quảng bá văn hoá dân tộc tới du khách quốc tế.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2014, UBND quận Long Biên đã có Quyết định số 7820/QĐ - UBND yêu cầu phường Bồ Đề thanh lý hợp đồng và hủy phương án trúng thầu đối với Công ty này do đã đầu tư cải tạo, xây dựng một số hạng mục công trình sai so với phương án phê duyệt.
Về thực hiện chỉ đạo này, đại diện lãnh đạo phường Bồ Đề đã thừa nhận việc chậm khắc phục sai phạm của dự án Nắng sông Hồng, song ông Luyện cũng viện dẫn những lý do vướng mắc cả chủ quan và khách quan khiến việc thu hồi dự án sau hơn 1 năm vẫn chưa thực hiện được.
Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, Làng văn hoá du lịch và ẩm thực Nắng sông Hồng nằm trong vị trí có lý trình K68 + 000 đê tả sông Hồng. Cổng vào được xây dựng, trang trí theo lối cổng làng xưa, gồm một lối đi chính và hai lối đi phụ. 3 khối nhà cấp 4 (tổng diện tích khoảng 320m2) được xây dựng kiên cố bằng tường gạch, cửa bằng khung nhôm kính nhưng lợp mái lá, phục vụ việc tiếp đón khách, ăn uống và kho, nhà bếp.
Đáng chú ý nhất là dự án đã xây dựng một ngôi nhà tám mái theo lối đình cổ ngay bên cạnh hồ nước để biểu diễn rối nước vào những ngày cuối tuần phục vụ cộng đồng dân cư vào xem miễn phí. Để đảm bảo che nắng mưa cho khách khi xem rối nước, chủ đầu tư đã cho lắp đặt hệ thống mái che bằng những cấu kiện sắt định hình, cao xấp xỉ 4m.
Phó Chủ tịch UBND phường Bồ Đề Nguyễn Văn Luyện khẳng định, những hạng mục trên phần lớn vẫn giữ nguyên quy mô, diện tích theo phương án được phê duyệt. Song, vi phạm của dự án này là về phần kết cấu đã cải tạo, xây dựng lại bằng bê tông, gạch, khung nhôm kính, không dùng tre, nứa, lá theo cam kết.
Riêng về hồ nước rộng khoảng hơn 3000m2 hiện có, ông Luyện cho biết, hồ này tồn tại từ hàng chục năm trước do Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội khi triển khai xây dựng đường ống dẫn nước đã đào, khai thác đất, tạo thành hồ chứa nước, sau đó người dân đã tự ý làm các chòi câu, trồng cây tại khu vực bỏ hoang này.
Lợi ích Nhà nước – quyền lợi doanh nghiệp
Dự án Làng văn hoá du lịch và ẩm thực Nắng sông Hồng được triển khai bên bờ tả sông Hồng, nên dư luận cho rằng, đã vi phạm vào hành lang thoát lũ của con sông trên. Trao đổi về nội dung này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Hạt phó Hạt quản lý đê số 5 (Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội) cho biết, dự án này nằm trong vị trí có lý trình K68 + 000 đê tả sông Hồng, khoảng cách từ chân đê tới mép bờ sông là 1.500m.
Từ nhiều năm trước, chủ kinh doanh sử dụng khu đất này đã xây dựng một số công trình vi phạm Luật Đê điều. Sau khi Công ty cổ phần sinh thái Nắng sông Hồng tiếp quản lại đã tiếp tục cải tạo, xây dựng lại một số hạng mục như: Nhà chòi, nhà dưới lòng hồ, dựng mới 2 trụ sân khấu, nâng cấp bến thuyền, mở rộng nhà cấp 4…
Hạt quản lý đê số 5 đã lập biên bản, đề nghị chính quyền địa phương và chủ dự án dừng toàn bộ việc cải tạo, xây dựng mới và yêu cầu lập hồ sơ xin thoả thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại diện chính quyền quận Long Biên, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Mạnh Trình cho biết, vi phạm tại dự án Nắng sông Hồng có tính lịch sử. Quận đang có phương án để xử lý hợp tình hợp lý, đảm bảo quyền và lợi ích của nhà nước cũng như doanh nghiệp.
Do đặc thù Long Biên có nhiều tuyến đê chạy trên địa bàn, quận đang chỉ đạo lực lượng chức năng tổng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các công trình nằm trong hành lang đê sông Đuống, sông Hồng và hành lang thoát lũ sông Hồng. Qua đó, sẽ có bức tranh tổng thể về tình hình vi phạm để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Đề cập đến việc Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 257/2016/QĐ –TTg phê duyệt “Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình”, ông Nguyễn Mạnh Trình cho biết, theo phụ lục IV của Quyết định này về danh mục các bãi sông được phép xây dựng thì khu vực Long Biên – Cự Khối có vị trí tương ứng từ K67 + 000 đến K74 + 000 đê tả Sông Hồng.
Các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều dài bãi sông (khoảng cách từ chân đê tới mép bờ sông) lớn hơn 500m…
Với những nội dung trên, nếu Công ty Nắng sông Hồng đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động sẽ phải thực hiện các thủ tục liên quan, làm đề án trình thành phố để được xem xét giải quyết, ông Trình thông tin./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lợi dụng thủy điện để khai thác vàng sa khoáng
09:35' - 08/05/2016
Sau 6 năm triển khai, tất cả những gì mà công trình thuỷ điện Đăk Brót tại xã Đăk Kroong huyện Đăk Glei, Kon Tum, "làm được" là hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực khai thác vàng sa khoáng.
-
Kinh tế & Xã hội
Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: Sự thật về những lô đất "khủng"
07:11' - 07/05/2016
Thời gian này, giới điện ảnh nước nhà cũng như dư luận xôn xao câu chuyện cổ phần hóa của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam (VFS).
-
Kinh tế Việt Nam
Lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc về đất đai
05:45' - 06/05/2016
Ngày 4/5, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý đất đai khẩn trương trình Bộ kế hoạch thành lập tổ công tác liên ngành để tháo gỡ các vướng mắc trong lĩnh vực đất đai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.