Một số biện pháp phòng tránh bão, lũ đối với người dân
Cách phòng tránh bão
Trước khi bão xảy ra
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định ví trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng.
- Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.
- Nếu không có lệnh sơ tán của chính quyền, hãy tìm nơi trú ẩn trong nhà cho gia đình mình (nơi an toàn nhất khi có bão là phòng bên trong không có cửa sổ). Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: Chèn chống các cửa của nhà; loại bỏ những cây, cành bị chết, bị bệnh; xác định các vật dụng trong sân nên mang vào trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát nước, đường ống thoát nước.
- Các thành viên trong gia đình có thể bị chia cắt trong một cơn bão. Hãy chuẩn bị bằng cách lập một Kế hoạch liên lạc, tiếp cận với nhau. Thiết lập một liên hệ bên ngoài khu vực (chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè trong gia đình), người có thể điều phối vị trí và thông tin của các thành viên gia đình nếu bạn tách ra.
- Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng). Các gia đình có trẻ em nên để mỗi trẻ tự tạo gói đồ dùng cá nhân của mình.
Trong khi xảy ra bão
- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật…
- Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.
- Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào.
- Chuẩn bị sẵn đèn pin đề phòng mất điện, không sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
- Đề phòng lốc xoáy do bão gây ra; nên ở bên trong và ở trung tâm ngôi nhà hoặc tầng hầm.
- Nếu bạn được lệnh sơ tán, hãy mang theo các đồ dùng thiết yếu cho gia đình bạn và di chuyển ngay đến một nơi trú ẩn được chính quyền địa phương sắp xếp.
- Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.
Sau khi xảy ra bão
- Tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết.
- Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.
- Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn), vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.
Cách phòng tránh lũ, lụt
Trước khi xảy ra lũ, lụt
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại nơi mình đang sống để chủ động đối phó.
- Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữu đồ đạc đề phòng lũ tiếp tục lên cao.
- Bảo vệ nguồn nước; dự trữ nước uống lương thực, thực phẩm, thuốc men, để đủ dùng ít nhất trong 7 ngày.
- Tìm hiểu độ cao của khu nhà của mình đang ở để xác định mức lũ dự báo có khả năng ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình hay không.
- Di chuyển cầu dao chính hoặc hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện cao hơn mức lũ được xác định.
- Di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt như các tầng thấp hoặc tầng hầm.
- Tìm hiểu cách ngắt điện, gas và nước trong tòa nhà mình ở.
- Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.
- Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
- Có phương án đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm.
Trong khi xảy ra lũ, lụt
Theo dõi cập nhật các thông tin liên quan đến lũ, lụt như: Nước dâng nhanh, ngập lụt đường cao tốc, cầu và các khu vực trũng thấp. Khi có cảnh báo lũ, lụt xảy ra tại khu vực mình sinh sống, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
- Ngay lập tức di tản đến khu vực trú ẩn an toàn có nền đất cao hơn nếu được chính quyền địa phương yêu cầu.
- Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút.
- Không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết.
- Đề phòng rắn ở những vùng ngập nước.
- Sử dụng đèn pin thay vì sử dụng thiết bị chiếu sáng bằng ngọn lửa trần (nến, đuốc..) để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
- Hãy đề phòng lũ quét tiềm ẩn.
- Cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình mưa lũ thông qua tivi, báo, đài phát thanh…
Sau khi xảy ra lũ, lụt
- Thường xuyên để mắt đến trẻ em, không để trẻ em nghịch nước tại các nơi như cống thoát nước mưa, khe núi hoặc cống rãnh.
- Không sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng. Sử dụng nước từ các nguồn an toàn (ví dụ như nước đóng chai) cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm (đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất làm sạch nước).
- Trước khi vào lại ngôi nhà bị hư hỏng do lũ, lụt cần ngắt điện ở hộp cầu chì, aptomat hoặc cầu dao chính cho đến khi ngôi nhà của mình được làm khô an toàn; kiểm tra hệ thống gas; kiểm tra và tìm các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ; kiểm tra sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ và tường xem có vết nứt hoặc các hư hỏng khác để đảm bảo ngôi nhà không có nguy cơ bị sập.
Tin liên quan
-
Đời sống
Ảnh hưởng bão số 2, Hà Nội mưa lớn kéo dài
09:58' - 23/07/2024
Do ảnh hưởng của bão số 2, tại Hà Nội có mưa kéo dài, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân đầu giờ sáng 23/7/2024.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Bão số 2 đổ bộ trực tiếp vào khu vực vịnh Bắc Bộ
16:14' - 22/07/2024
Lúc 13 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 20 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 120km về phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam lên phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 2
15:16' - 22/07/2024
Các cảng hàng không dự kiến trong khu vực ảnh hưởng là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; khuyến cáo mưa, dông đối với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Nội Bài và Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Ứng phó bão số 2 và mưa lũ: Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều
11:18' - 22/07/2024
Để ứng phó bão số 2 và mưa lũ, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương liên quan triển khai nhiệm vụ, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
-
Kinh tế tổng hợp
Phòng chống bão số 2: Quảng Ninh cấm biển từ 12h ngày 22/7
10:50' - 22/07/2024
Để chủ động ứng phó với bão số 2 và các hình thái thời tiết nguy hiểm sau bão, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung triển khai ngay các biện pháp cấp bách.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Không gian văn hóa mới hút hồn du khách tại Đà Nẵng
15:59'
Từ ngày 4/7/2025, Bảo tàng Đà Nẵng chính thức bán vé phục vụ du khách tham quan, trải nhiệm lịch sử, văn hóa thành phố trong suốt chiều dài lịch sử.
-
Đời sống
Điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 chính thức
15:57'
Dưới đây là danh sách đầy đủ điểm chuẩn lớp 10 các trường THPT tại Hà Nội năm 2024.
-
Đời sống
Quy hoạch mã vùng điện thoại cố định sau sắp xếp tỉnh, thành phố
14:42'
Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Đời sống
Trợ lý AI hỗ trợ tra cứu đơn vị hành chính mới
11:46'
Từ máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh, người dân có thể dễ dàng tra cứu hoàn toàn miễn phí mọi thông tin về đơn vị hành chính mới.
-
Đời sống
Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ
10:57'
Từ bao đời nay, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác phù hợp với địa hình miền núi, mà còn là biểu tượng sống động cho sự kết tinh giữa con người và thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc.
-
Đời sống
Cấp cứu thành công bệnh nhi 1 tháng tuổi ngộ độc sái thuốc phiện
10:36'
Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình thông tin, Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi 1 tháng tuổi ngộ độc sái thuốc phiện.
-
Đời sống
Nắng nóng khắc nghiệt bao trùm Italy
09:24'
Một đợt nắng nóng dai dẳng và khắc nghiệt đã và đang bao trùm phần lớn nước này, khiến các thành phố lớn phải đưa ra cảnh báo đỏ, gây căng thẳng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
-
Đời sống
Xem lại điểm chuẩn vào lớp 10 Hà Nội 2024: Trường nào cao nhất?
09:24'
Dưới đây là danh sách đầy đủ điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội 2024, giúp phụ huynh và học sinh tham khảo để dự đoán xu hướng năm 2025 và lựa chọn trường phù hợp.
-
Đời sống
Phấn hoa "cao bất thường" tại nhiều khu vực châu Âu
09:23'
Theo báo cáo về chất lượng không khí mà cơ quan trên công bố ngày 3/7, mức phấn hoa từ các loại cây cỏ và cây ô liu tăng mạnh tại khu vực Nam Âu trong mùa Xuân vừa qua.