Một số quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình
Tuy nhiên, phần lớn người sử dụng lao động cũng như người giúp việc vẫn chưa biết và hiểu rõ những quy định của pháp luật đối với loại hình lao động này.
Gần 90% lao động giúp việc gia đình không ký kết hợp đồng lao độngNghề giúp việc gia đình không chỉ làm tăng cơ hội việc làm, trả công đối với một bộ phận lao động mà còn giúp chăm sóc người già, trẻ em, người khuyết tật một cách chuyên nghiệp và có chất lượng hơn.
Ở tầm vĩ mô, nghề này còn tạo ra một kênh phân phối lại thu nhập trong nội bộ các quốc gia và giữa các quốc gia khi đưa lao động giúp việc gia đình từ nước này sang làm việc tại nước khác.
Ngày nay, giúp việc gia đình đã trở thành một loại hình lao động phổ biến. Trên thế giới, cứ 13 lao động làm công ăn lương thì có 1 người là lao động giúp việc gia đình. Đến nay, toàn thế giới có 67 triệu lao động giúp việc gia đình, trong đó hơn 80% là phụ nữ.
Tại Việt Nam, nhu cầu giúp việc gia đình đang ngày càng gia tăng và là nghề phổ biến đối với lao động nữ di cư.
Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD), lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam có tới trên 98% là phụ nữ, trong đó khoảng 75% là người di cư (từ địa phương khác tới) và có tới trên 96% lao động giúp việc chưa qua đào tạo. Lao động giúp việc cũng có trình độ học vấn khá thấp (77% lao động chỉ học từ tiểu học đến THCS).
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc đa số người giúp việc gia đình chưa tiếp cận được với các thông tin pháp luật nên chưa hiểu hết về quyền lợi của mình. Kết quả là, có đến 97% lao động giúp việc không tham gia bảo hiểm xã hội; trên 91% không có lương hưu hoặc trợ cấp thường xuyên và chỉ có 19,5% có bảo hiểm y tế.
Các khảo sát liên quan đến nhóm lao động này cũng đã chỉ ra gần 90% lao động giúp việc gia đình đang làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động, nên không có cơ sở để đòi quyền lợi.
Theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc Giám đốc GFCD, định kiến giúp việc gia đình tại Việt Nam còn nặng nề, chưa xem đây là nghề. Bản thân người lao động giúp việc gia đình không muốn ký hợp đồng lao động do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin.
Về phía chủ sử dụng lao động không muốn ký vì cho rằng các quy định hiện giờ chỉ tập trung lợi ích của người lao động và không muốn tăng chi phí cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Do không hiểu luật, không ký hợp đồng lao động nên giúp việc gia đình có nguy cơ phải đối mặt với những rủi ro lớn trong quá trình làm việc như: bị phân biệt đối xử, bị nợ lương, bị đánh đập, bị cưỡng bức… hay các hình thức lạm dụng khác.
Điển hình là vụ bạo hành gần đây nhất khiến dư luận hết sức phẫn nộ là chị Y Nhiêu (23 tuổi, trú tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) bị chủ nhà tra tấn dã man như: như dùng cây sắt, dùng bàn là đã hơ nóng và cây sắt có đinh… để đánh đập khiến chị bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Hiện cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can 4 tháng để phục vụ công tác điều tra.
Có rất nhiều vụ bạo hành người giúp việc gây thương tích nặng nề đã xảy ra nhiều năm qua. Vì vậy, nếu người giúp việc hiểu luật và thỏa thuận, ký kết hợp đồng lao động ngay từ đầu thì các trường hợp đáng tiếc trên có lẽ đã không xảy ra.
Một số quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đìnhViệt Nam đã ban hành một số quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình, như: Bộ luật Lao động năm 2012, Mục 5 (từ Điều 179-Điều 183) có quy định rõ điều khoản về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm giải quyết các vấn đề lao động; Nghị định số 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình; Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn người sử dụng lao động cũng như người lao động chưa hiểu hết hoặc chưa nắm hết những quy định của pháp luật đối với lao động.
Dưới đây là một số quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình trong Bộ luật Lao động 2012
Điều 179. Lao động là người giúp việc gia đình1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm: công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Người làm các công việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của bộ luật này.
Điều 180. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Điều 181. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thoả thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Điều 182. Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật.
Điều 183. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Sốt dịch vụ thuê giúp việc dịp Tết
15:25' - 09/02/2018
Còn vài ngày nữa là đến Tết Mậu Tuất 2018, nhiều gia đình ở Hà Nội đang hối hả tìm người giúp việc cho những ngày này. Nhu cầu tăng cao khiến giá dịch vụ thuê giúp việc ngày Tết cũng tăng chóng mặt.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt khẩn cấp người giúp việc hành hạ bé gần 2 tháng tuổi
07:39' - 24/11/2017
Cơ quan điều tra Công an Tp. Phủ Lý , Hà Nam đã ra lệnh bắt khẩn cấp người giúp việc hành hạ bé gần 2 tháng tuổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Hiệu quả mô hình cấp định danh điện tử mức 2 cho người nước ngoài tại Hà Nội
15:58'
Theo quy định, đối tượng được cấp định danh điện tử mức 2 là người nước ngoài từ đủ 6 tuổi trở lên, có thẻ tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam.
-
Kinh tế và pháp luật
Tiếp nhận, xác minh 38 người dân do lực lượng chức năng Campuchia bàn giao
12:32'
Bước đầu cơ quan chức năng xác định, trong số 38 công dân được tiếp nhận có 27 nam và 11 nữ, đến từ 22 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế và pháp luật
Cập nhật ký hiệu biển số xe theo tỉnh, thành mới nhất
09:48'
Thông tư số 51/2025/TT-BCA quy định ký hiệu biển số xe ô tô, xe mô tô, xe máy chuyên dùng trong nước từ 1/7/2025.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý nghiêm, làm rõ những sơ hở, lỗ hổng liên quan sữa giả, thực phẩm giả
20:28' - 03/07/2025
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 3/7, đại diện Bộ Công an đã cung cấp thông tin liên quan đến vụ sản xuất, buôn bán sữa giả Hiup và vụ dầu ăn giả quy mô lớn.
-
Kinh tế và pháp luật
Tập đoàn Phúc Sơn nộp thêm 768 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án
12:44' - 03/07/2025
Theo kế hoạch, sáng 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt tài xế điều khiển ô tô khách đi sang làn ngược chiều trên cao tốc
12:41' - 03/07/2025
Cục Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo lực lượng xác minh, xử lý việc lái xe ô tô khách đi sang làn đường ngược chiều trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
-
Kinh tế và pháp luật
Khẩn trương dập tắt đám cháy lớn tại xưởng gỗ giữa khu dân cư
11:11' - 03/07/2025
Ngọn lửa bất ngờ bùng phát dữ dội rồi lan rộng tại một xưởng gỗ trên đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế và pháp luật
Colombia lần đầu thu giữ tàu ngầm không người lái chở ma túy
08:10' - 03/07/2025
Chiếc tàu ngầm đặc biệt này được trang bị hệ thống điều khiển từ xa, anten vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk, và có khả năng chở tới 1,5 tấn cocaine.
-
Kinh tế và pháp luật
Hơn 13 triệu người dùng Internet trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến
06:00' - 03/07/2025
Lừa đảo trực tuyến đang trở thành mối đe dọa trên không gian mạng tại Mexico, khiến 13,5 triệu người dùng Internet tại quốc gia này trở thành nạn nhân của tin tặc trong giai đoạn từ tháng 1-6/2025.