Mùa Đông ấm áp đe dọa các dòng sông và an ninh năng lượng châu Âu

06:30' - 04/04/2023
BNEWS Mùa Đông tương đối ôn hòa ở châu Âu năm vừa qua đã giúp châu Âu tránh khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, nhưng chính yếu tố thời tiết ấm hơn lại đang đe dọa hệ thống năng lượng theo những cách khác.
Mùa Đông ấm áp đe dọa các dòng sông và an ninh năng lượng châu Âu. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà phân tích khí đốt tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Gergely Molnar nhận định: "Hiện chúng ta đang ở một thời điểm dễ chịu hơn so với những tháng đầu mùa Đông, giá xăng giảm hơn 80% so với mức cao nhất ghi nhận tháng 8/2022 và dự trữ khí đốt cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái". Mặc dù vậy, ông Molnar cảnh báo "thận trọng không bao giờ là thừa", bởi thị trường khí đốt châu Âu và toàn cầu vẫn còn mong manh. Bất kỳ rủi ro ngoại sinh nào cũng có thể gây mất ổn định.

Theo một phân tích của IEA, nhu cầu khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022, thời điểm ghi nhận mức cao nhất. Trong khi đó, thủy điện, được tạo ra từ nước chảy vào tuốc-bin, đã giảm 18% trong năm 2022. Nếu không có sự sụt giảm này, châu Âu thậm chí có thể tiết kiệm được nhiều khí đốt hơn, một nguồn năng lượng cần thiết sau khi nước xuất khẩu lớn nhất là Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu vào năm ngoái.

Ít thủy điện, nhiều nhiên liệu hóa thạch

Nhà phân tích Molnar cho biết sản lượng thủy điện giảm dẫn đến tiêu thụ khí đốt tăng. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), trong lịch sử, thủy điện là nguồn điện tái tạo lớn thứ hai của châu Âu, cung cấp 17% điện năng của EU vào năm 2020.

Hiện tại, lượng nước trong các hồ chứa ở châu Âu cao hơn gần 15% so với mức ghi nhận vào năm 2022, mặc dù mùa Đông khô hạn ở Pháp và ít tuyết ở dãy Alps. Tuy nhiên, ông Molnar giải thích mực nước hồ chứa có thể dao động đáng kể. Có rất nhiều yếu tố không chắc chắn liên quan đến sản lượng thủy điện.

Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA) cho biết, cần đầu tư đáng kể cho các công trình dự trữ nước để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng, đang đóng vai trò như các công cụ giảm thiểu và thích nghi khí hậu. Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chính sách của IHA Alex Campbell, nói với tổ hợp truyền thông DW của Đức rằng: "Cơ sở hạ tầng mới có thể giúp kiểm soát lũ lụt và hạn hán trong mùa Hè".

Nhiệt độ nước đe dọa năng lượng hạt nhân

Mực nước thấp hơn và nhiệt độ nước cao hơn trong mùa Hè cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất điện hạt nhân, vì nước sông thường được sử dụng để xử lý quá trình thải nhiệt hạt nhân. Nhà phân tích Molnar nói: "Nếu nhiệt độ của các con sông vượt quá một số mức nhất định, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình này. Chúng tôi đã chứng kiến điều này hồi năm ngoái và cả những năm trước đó, ở Pháp và Bỉ".

Sông cũng là tuyến đường vận chuyển than. Nhà phân tích của IEA cho biết: "Khi mực nước sông Rhine giảm, nó có thể gây ra nhiều vấn đề về hậu cần cho các nhà máy than, nhưng các nhà khai thác than thường có dự trữ, vì vậy mực nước thấp không phát sinh vấn đề ngay lập tức".

Tuyết tan khó dự báo

Giám đốc Cơ quan Biến đổi Copernicus (C3S) Carlo Buontempo cho biết, xu hướng dài hạn này đòi hỏi sự theo dõi và đánh giá lại về các hệ thống năng lượng. Tháng 1/2023 là tháng Một nóng kỷ lục lần thứ ba được ghi nhận ở châu Âu, nhưng điều này chưa là gì khi nhìn lại năm 2022, một trong 8 năm nóng nhất và 7 năm còn lại đều diễn ra trong 8 năm liên tiếp. Mùa đông ở châu Âu đang trở nên ấm hơn và kéo theo nhiều hậu quả khó lường.

Tính toán tuyết tan đòi hỏi một yếu tố dự báo được trong trường năng lượng, vì tuyết tích tụ vào mùa Đông và sau đó vẫn không tan trong mùa Hè. Nhưng trong 30 năm qua, độ dày của các sông băng ở châu Âu đã giảm trung bình 30 mét. Lượng tuyết, bao gồm tuyết ở sông băng và các phần núi khác, cũng đáng báo động không kém đối với mực nước trong tương lai.

Theo chuyên gia Buontempo, năm nay, châu Âu không có gì thay đổi, thậm chí so với năm ngoái, có thêm thách thức: "Chúng ta đang bước vào một năm khá khô hạn, nhiều khu vực của châu Âu vẫn đang trong tình trạng cận hạn hán./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục