Mùa khai thác “lộc biển”
* Ra biển thu tiền triệu
Vào mùa khai thác, chế biến sứa tại bãi biển, cảng cá ở các huyện ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy luôn nhộn nhịp, tấp nập. Không khí làm việc khẩn trương, hối hả dường như không có khái niệm ngày và đêm.
Dưới bến những con thuyền đầy ắp sứa thay nhau vào, ra. Trên bờ, hàng chục công nhân vẫn cần mẫn phân loại, sơ chế sứa để kịp cho những chuyến hàng đưa đi tiêu thụ.
Tại cửa biển thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, vừa trở về sau chuyến ra khơi đánh bắt sứa biển, ông Nguyễn Văn Minh ở xã Hải Triều, huyện Hải Hậu vui vẻ cho biết, các thuyền thường ra khơi từ rạng sáng để kịp giờ con nước lên, ra cách bờ từ 6 - 12 hải lý mới bắt đầu thả lưới đánh bắt sứa.
Trung bình mỗi thuyền đánh bắt được từ 300 - 500 con sứa biển. Hiện mỗi con sứa tươi bán với giá 10.000 đồng/con, tính ra mỗi chuyến thu được 2 - 4 triệu đồng.
Ông Minh cho biết, khoảng năm 2019 trở về trước, có thời điểm giá sứa lên tới 25.000 đồng/con, thu nhập mỗi ngày của ngư dân có thể đạt gần 10 triệu đồng.
Hiện nay, giá sứa chưa bằng một nửa các năm trước, song bù lại lượng sứa nhiều, con sứa to, trữ lượng đánh bắt tăng nên thu nhập từ khai thác sứa vẫn đảm bảo.
Ông Nguyễn Văn Tiên ở xã Hải Triều, huyện Hải Hậu chia sẻ, việc khai thác sứa rất đơn giản, chỉ cần một chiếc thuyền, bè, lưới và những người có kinh nghiệm đi biển.
Từ tháng 2 - 4 âm lịch là mùa sứa sinh sản cũng là chính vụ ngư dân đánh bắt. Sứa kết thành từng mảng lớn trôi dạt trên mặt nước nên việc khai thác khá dễ dàng.
Mùa sứa chỉ kéo dài vài tháng nên phải tranh thủ thời gian khai thác. Công việc này khá vất vả, nhưng mỗi chuyến ra khơi ngư dân sẽ có ngay tiền triệu.
* Trắng đêm sơ chế sứa
Tại cơ sở sơ chế, chế biến sứa của gia đình ông Phạm Văn Tuyến, khu 19, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, các công nhân làm việc không kể ngày đêm, cả sân bê tông rộng hàng trăm m2 lúc nào cũng đầy ắp những con sứa trắng tinh chờ cắt, rửa vì các thuyền chở sứa về liên tục.
Đây là một trong những cơ sở thu mua, sơ chế sứa lớn tại huyện Hải Hậu nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung.
Ông Tuyến cho hay, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sứa đòi hỏi quy trình từ khâu sơ chế phải hết sức chặt chẽ. Ban đầu, con sứa được rửa sạch, thái nhỏ độ dày khoảng 2 - 3cm, sau đó đưa vào các bể quay rửa lại, đánh sạch nhớt, ép bớt nước.
Sau khi được làm sạch, miếng sứa trong suốt, đạt độ giòn nhất định sẽ được các cơ sở chế biến thu mua làm nguyên liệu sản xuất các món ăn hoặc bán cho các thương lái chuyển đi Trung Quốc.
Những năm gần đây, người dân ưa dùng các sản phẩm chế biến từ sứa như: nộm sứa, sứa ăn liền nên nghề đánh bắt và chế biến sứa phát triển mạnh, mang lại thu nhập cao cho ngư dân.
Vụ sứa năm 2020, cơ sở của gia đình ông xuất bán trên 2.000 thùng sứa. Với giá bán trung bình 150.000 đồng/thùng, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 200 triệu đồng.
Hiện cơ sở này có gần 40 công nhân làm việc, sơ chế từ 15.000 - 20.000 con sứa/ngày. Thu nhập của công nhân từ 500.000 - 700.000 đồng/người/ngày.
Tỉnh Nam Định hiện có 31 cơ sở chế biến sứa. Năm 2020, năng suất chế biến sứa đạt gần 430 tấn thành phẩm. Sản phẩm sứa sau khi sơ chế được bảo quản ở 25 độ mặn, làm nguyên liệu chế biến các món: nộm sứa, gỏi sứa... được thị trường ưa chuộng.
Những năm gần đây, sứa biển đã trở thành sản phẩm đặc trưng của tỉnh Nam Định. Điển hình là sản phẩm sứa biển ăn liền của Công ty cổ phần chế biến hải sản Nam Định và Công ty TNHH Vạn Hoa, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Nam Định năm 2020./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngư dân trúng đậm mùa ruốc đầu năm
06:50' - 08/03/2021
Sau Tết Nguyên đán, ngư dân vùng ven biển Bạc Liêu trúng đậm mùa ruốc, được mùa và được cả giá bán, khiến ai nấy cũng đều phấn khởi.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.