Mỹ cảnh báo khả năng gia tăng trừng phạt đối với Huawei
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo ngày 23/9 cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ tăng cường hành động nhằm vào tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc nếu cần thiết, trong bối cảnh có một số nghị sĩ Cộng hòa gây sức ép lên Nhà Trắng.
Mỹ cho biết Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia với nhiều lý do và Washington đã tích cực vận động các quốc gia khác không sử dụng thiết bị mạng 5G thế hệ tiếp theo của Huawei.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, bà Raimondo cho biết Huawei đã được thêm vào danh sách trừng phạt của Washington hồi tháng 5/2019, đồng thời khẳng định danh sách này "thực sự là một công cụ mạnh mẽ trong bộ công cụ của Mỹ".
Bà Raimondo cũng cảnh báo Washington sẽ sử dụng công cụ trên để mở rộng khả năng bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ.
Huawei từ chối bình luận về phát biểu của bà Raimondo.
Tháng 11/2020, Huawei thông báo bán doanh nghiệp điện thoại thông minh giá rẻ, Honor Device Co, cho một liên danh gồm hơn 30 đại lý. Đến tháng 8/2021, một nhóm gồm 14 nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa đã yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ thêm Honor vào danh sách trừng phạt trên.
Các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa lập luận rằng Honor được tách ra "để né các chính sách kiểm soát xuất khẩu của Mỹ".
Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng “việc bán Honor đã giúp thương hiệu này được phép tiếp cận với nguồn chip bán dẫn và phần mềm".
Bà Raimondo lưu ý rằng Bộ Thương mại đã tiếp tục bổ sung các công ty khác vào "danh sách đen” của mình.
Trong tháng 6/2021, 5 công ty khác của Trung Quốc đã được bổ sung vào danh sách trên sau khi Bộ Thương mại cho biết các công ty này có liên quan đến việc ép buộc lao động./.
- Từ khóa :
- Mỹ
- trung quốc
- Huawei
- quan hệ Mỹ Trung
- trừng phạt Huawei
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ nối lại đàm phán với Huawei để dàn xếp thỏa thuận nhận tội
10:01' - 18/09/2021
Truyền thông Canada ngày 17/9 dẫn nguồn tin cho biết Bộ Tư pháp Mỹ đã nối lại đàm phán với Huawei và các luật sư của tập đoàn công nghệ này về vụ kiện dẫn độ Giám đốc Tài chính (CFO) Mạnh Vãn Châu.
-
Chuyển động DN
Huawei được Mỹ phê chuẩn giấy phép mua chip ô tô
10:51' - 25/08/2021
Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã gặp những khó khăn do các hạn chế thương mại mà chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện đối với việc bán chip.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc cải thiện tích cực trong tháng Ba
16:13' - 30/03/2023
Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ở tỉnh Hải Nam, ngày 30/3, Thủ tướng Lý Cường cho biết trong tháng Ba, tình hình kinh tế của Trung Quốc đã cải thiện so với hai tháng đầu năm.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác tài chính ASEAN+3
15:14' - 30/03/2023
Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 trong năm 2022 ghi nhận sự phục hồi sau giai đoạn COVID-19, chủ yếu đến từ tăng nhu cầu nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EU đẩy mạnh hợp tác về thuế biên giới carbon mới
10:03' - 30/03/2023
Anh và EU đang tăng cường phối hợp nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phản ứng với chương trình trợ cấp xanh khổng lồ của Mỹ, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai bên đang ấm dần lên.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo châu Á là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu?
18:59' - 29/03/2023
Theo báo cáo thường niên của BFA, tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2023 có thể đạt 4,5%, cao hơn mức 4,2% trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Pháp khẳng định vẫn thực thi luật cải cách hưu trí
11:35' - 29/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Pháp đã bác bỏ yêu cầu của các công đoàn về việc cân nhắc lại luật tăng tuổi hưu đang gây tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoãn giải ngân 19 tỷ euro cho Italy
08:22' - 29/03/2023
Ủy ban châu Âu (EC) đã hoãn việc giải ngân khoản viện trợ khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 trị giá 19 tỷ euro (20,5 tỷ USD) cho Italy.
-
Kinh tế Thế giới
EU hướng tới ngừng nhập khẩu LNG của Nga
07:57' - 29/03/2023
Các Bộ trưởng Năng lượng EU đã đề xuất những quy tắc thị trường khí đốt mới sẽ cung cấp cho các nước thành viên một lộ trình ngừng nhập khẩu LNG từ Nga mà không cần dùng đến các biện pháp trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Nội các Nhật Bản duyệt chi 17 tỷ USD cho các biện pháp chống lạm phát
15:46' - 28/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Nhật Bản đã duyệt chi 2.222,6 tỷ yen (khoảng 17 tỷ USD) từ quỹ dự phòng trong ngân sách của tài khóa 2022 để thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
EC yêu cầu Italy thu hồi 400 triệu euro cho hãng hàng không Alitalia vay
14:34' - 28/03/2023
Hãng Alitalia đã tuyên bố phá sản và ngừng hoạt động năm 2021 sau khi lỗ chồng chất tới 11 tỷ euro trong 2 thập kỷ.