Mỹ đối mặt cuộc đình công lớn tại các cảng biển
Các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang theo dõi các cuộc đàm phán về hợp đồng lao động của công nhân tại các cảng ở Bờ Đông và vùng Vịnh Mỹ, nhưng cho biết không can thiệp để dàn xếp một thỏa thuận nhằm ngăn chặn cuộc đình công dự kiến diễn ra vào ngày 1/10 tại các cảng ở miền Đông và vùng Vịnh Mỹ, nơi xử lý khoảng 50% lượng hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của nước này.
Cuộc đàm phán giữa Hiệp hội Công nhân Cảng Quốc tế (ILA) và Hiệp hội với Liên minh Hàng hải Mỹ (USMX), một liên minh gồm các cảng và hãng tàu, đang rơi vào bế tắc về vấn đề lương, giữa lúc hợp đồng hiện tại sẽ hết hạn vào ngày 30/9. Nguyên nhân đến từ việc ứng dụng tự động hóa trong hoạt động vận hành khiến các cảng giảm phụ thuộc vào sức lao động phổ thông.Một cuộc đình công của 45.000 thành viên thuộc ILA tại hơn 30 cảng, trong đó có New York, New Jersey, Houston và Savannah, Georgia, có nguy cơ xảy ra sẽ có thể làm gián đoạn và tăng chi phí cho chuỗi cung ứng của Mỹ, vào thời điểm mà giá cả cho các nhu yếu phẩm như thực phẩm, nhà ở và chăm sóc sức khỏe tăng cao đã trở thành một vấn đề then chốt trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 tới.
Người phát ngôn Nhà Trắng Robyn Patterson cho biết, Nhà Trắng đang theo dõi và đánh giá các biện pháp tiềm năng để giải quyết các tác động đến chuỗi cung ứng của Mỹ liên quan đến hoạt động tại các cảng của đất nước, nếu cần thiết. Chính phủ khuyến khích các bên tiếp tục đàm phán để đạt được một thỏa thuận có lợi cho tất cả các bên và ngăn chặn mọi sự gián đoạn có thể xảy ra tại cảng. USMX, trong đó có cả nhà vận chuyển container và chủ sở hữu cảng Maersk, ngày 23/9 cho biết Bộ Lao động Mỹ, Cơ quan trung gian hòa giải liên bang (FMCS), cùng các cơ quan liên bang khác đã liên hệ với ILA. Trong hơn một tháng qua, quyền Bộ trưởng Lao động Julie Su và Bộ Lao động đã giữ liên lạc với các bên đàm phán vì việc thiết lập các kênh liên lạc là quy trình tiêu chuẩn. Bất kỳ sự can thiệp nào vào các cuộc đàm phán sẽ chỉ diễn ra khi có sự mời gọi từ cả hai bên, cả hiệp hội công nhân và bên sử dụng lao động. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng hàng hóa sang các cảng bờ Tây. Nếu nhiều doanh nghiệp cùng làm như vậy thì sẽ kéo theo sự chậm trễ trong vận chuyển, điều dẫn đến tăng đột biến chi phí vận chuyển. Hiện nay có khoảng 60% lượng hàng container vào Mỹ đi qua các cảng ở bờ Đông và vùng Vịnh. Một cuộc đình công có thể được ngăn chặn hoặc chấm dứt nếu chính quyền Tổng thống Biden áp dụng Đạo luật Taft-Hartley để buộc ban quản lý cảng và các nhà lãnh đạo công đoàn đạt được thỏa thuận chung. Tuy nhiên, một quan chức của chính quyền ông Biden cho biết cả hai bên nên đàm phán một cách thiện chí, đồng thời cho hay chính quyền chưa bao giờ kích hoạt Đạo luật Taft-Hartley để chặn một cuộc đình công và hiện tại cũng chưa có kế hoạch thực hiện điều đó.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ: "Bom nợ" khó giảm, bất kể ông Trump hay bà Harris trở thành Tổng thống
05:30' - 25/09/2024
Bất kể ứng cử viên nào sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, có một điều gần như chắc chắn là thâm hụt nợ công của Mỹ sẽ ngày càng sâu hơn, cho dù mức độ có thể khác nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ gỡ nút thắt quan trọng cho các dự án chip nội địa
12:32' - 24/09/2024
Hạ viện Mỹ đã phê duyệt luật cho phép một số dự án sản xuất chất bán dẫn không cần xin cấp phép từ liên bang nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng các nhà máy sản xuất chip trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận tránh đóng cửa chính phủ
08:43' - 23/09/2024
Các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố thỏa thuận gia hạn tài trợ cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 12, nhằm ngăn chặn nguy cơ đóng cửa Nhà Trắng chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Đoàn Việt Nam triển khai đồng bộ các phương án cứu hộ, cứu nạn
22:12' - 31/03/2025
Phương án hiện nay của đoàn Việt Nam sau khi xác định kế hoạch tìm kiếm là sử dụng chó nghiệp vụ để tìm kiếm, cứu nạn.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Cứu hộ chạy đua với thời gian sau “72 giờ vàng”
16:35' - 31/03/2025
Tại thành phố Mandalay, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều người vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tăng hỗ trợ doanh nghiệp trước sức ép thuế quan từ Mỹ
16:26' - 31/03/2025
Hàn Quốc đang dốc toàn lực để chuẩn bị ứng phó với các mức thuế đối ứng mà Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp dụng từ ngày 2/4.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự tuyên bố quốc tang 1 tuần
16:02' - 31/03/2025
Trong thông báo, chính quyền quân sự Myanmar cho biết thời gian để tang chính thức kéo dài từ ngày 31/3 đến ngày 6/4, đồng thời nước này sẽ treo cờ rủ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh bắt buộc Giấy phép Du lịch điện tử với du khách châu Âu từ ngày 2/4
15:04' - 31/03/2025
Từ ngày 2/4 tới, công dân các nước châu Âu đến Anh sẽ bắt buộc phải có Giấy phép Du lịch điện tử (ETA). Quyết định này được Chính phủ Anh đưa ra nhằm tăng cường an ninh biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Ukraine rút khỏi thỏa thuận đất hiếm có thể đối mặt rủi ro lớn
14:57' - 31/03/2025
Thỏa thuận khoáng sản đất hiếm nhằm cấp cho Mỹ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine. Trước đó, ngày 20/3, ông Trump tuyên bố thỏa thuận sẽ được ký kết "rất sớm",
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ lo ngại Tổng thống Donald Trump chưa ưu tiên kiểm soát chi phí
14:25' - 31/03/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát, hầu hết người Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump không tập trung đủ vào việc giảm chi phí.
-
Kinh tế Thế giới
Trái phiếu Mỹ trở nên hấp dẫn khi căng thẳng thương mại leo thang
10:38' - 31/03/2025
Việc chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang đang làm gia tăng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và đảo lộn danh mục của giới đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia
08:55' - 31/03/2025
Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.