Mỹ: "Bom nợ" khó giảm, bất kể ông Trump hay bà Harris trở thành Tổng thống
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút và một số tiểu bang của nước này đã tổ chức bầu cử qua bưu điện từ tháng 9/2024. Trong nhiều tháng nay, các cử tri Mỹ đã có cơ hội lắng nghe một số kế hoạch tranh cử của ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Như đã thấy trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên này vào tuần trước, những kế hoạch điều hành chính sách của họ đã khuấy động cảm xúc của các cử tri ở cả hai phía của chính trường, cho dù đó là vấn đề nhập cư, bảo hiểm y tế hay việc làm. Trong cuộc tranh luận vừa qua, người dẫn chương trình của hãng tin ABC đã khiến ông Trump mất cảnh giác khi đặt câu hỏi liệu ông có kế hoạch cụ thể nào cho việc cải cách y tế hay không, nếu ông bãi bỏ thành công Obamacare - hệ thống bảo hiểm y tế giá cả phải chăng do chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama áp dụng.Ông Trump chỉ có thể đưa ra một câu trả lời mơ hồ về việc ông có một loạt kế hoạch hay ý tưởng nào đó. Đây có thể xem là một điểm yếu mà cựu Tổng thống Mỹ không muốn “phơi bày”. Từ năm 2016, khi còn là ứng cử viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ đầu tiên ông Trump đã công khai phản đối Obamacare và tuyên bố sẽ thay thế hệ thống này. Nhưng cho đến nay, ông vẫn chưa đưa ra được giải pháp nào thay thế hoàn hảo được hệ thống cải cách chăm sóc sức khỏe của ông Obama.Thật không may, những ý tưởng mơ hồ không chỉ xuất phát từ một phía. Ngay cả Phó Tổng thống Harris, đối thủ của ông Trump, cũng không có những đề xuất nhận được sự tán thưởng cao. Bà Harris đã vạch ra một chương trình nghị sự kinh tế cho bốn năm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nếu bà thắng cử.Nhưng một số kế hoạch của bà đã khơi dậy sự ngờ vực, chẳng hạn như khoản trợ cấp liên bang trị giá 25.000 USD cho căn nhà đầu tiên mà các gia đình Mỹ mua, tín dụng thuế cho trẻ em hoặc tín dụng thuế cho các doanh nghiệp nhỏ. Ông Trump cũng muốn thực hiện cắt giảm thuế, đặc biệt là đối với các công ty lớn, khi mà những đại diện của họ gần đây đã bắt đầu công khai ủng hộ ông tranh cử.
Đáng chú ý là, cho đến nay, chưa có ứng cử viên nào giải thích chính xác cách họ dự định giải quyết tình trạng thâm hụt tài chính công ngày càng tăng của Mỹ. Trong khi cựu Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ sử dụng tiền điện tử và lợi nhuận từ việc mở rộng sản xuất dầu để giải quyết vấn đề nợ công, thì Phó Tổng thống Harris tuyên bố sẽ giảm thâm hụt bằng mọi giá, nhưng chưa tiết lộ bà muốn thực hiện điều đó như thế nào. Hiện tại, có vẻ như kế hoạch của cả hai sẽ chỉ làm thâm hụt nợ công của Mỹ sâu hơn.Các nhà kinh tế đã lập mô hình phát triển ngân sách Mỹ cho năm tới và có vẻ như câu trả lời đã rõ ràng. Các kế hoạch kinh tế của ông Trump sẽ làm tăng thâm hụt của Mỹ thêm 5.800 tỷ USD trong 10 năm tới, trong khi các kế hoạch của bà Harris sẽ "chỉ" tăng thêm 1.200 tỷ USD.Tuy nhiên, mô hình bảo thủ này không tính đến khả năng các chính sách của ông Trump sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, vẫn chưa rõ việc bà Harris hỗ trợ thuế đánh trên lãi vốn vay sẽ làm giảm thâm hụt tổng thể như thế nào.Có lẽ ẩn số quan trọng nhất trong phương trình này là kế hoạch đầy tham vọng của ứng cử viên Trump nhằm áp đặt thuế nhập khẩu 10% trên toàn bộ hàng nhập khẩu và 60% đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Mặc dù các mức thuế này có thể bổ sung thêm 2.800 tỷ USD vào kho bạc liên bang, nhưng vẫn chưa rõ nó sẽ tác động như thế nào đến hành động trả đũa của các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế quan của Mỹ và đối với ngoại thương của nước này.
Cựu Tổng thống Trump cũng tuyên bố rõ ràng rằng ông sẽ thúc đẩy giảm thuế suất doanh nghiệp từ 21% xuống 20% (trong một số tuyên bố trong chiến dịch tranh cử, ông thậm chí còn nói sẽ giảm xuống 15%), điều này có thể làm xấu đi triển vọng thu ngân sách của chính phủ liên bang. Bà Harris cũng không che giấu mong muốn tăng thuế đối với những người Mỹ có thu nhập hàng năm trên 400.000 USD. Số tiền thu thêm bà Harris dự định sẽ dùng để phân phối lại cho các gia đình có thu nhập thấp hơn.Bất kể là ứng cử viên nào sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, có một điều gần như chắc chắn là thâm hụt nợ công của Mỹ sẽ ngày càng sâu hơn, cho dù mức độ có thể khác nhau. Cựu cố vấn kinh tế của chính quyền Tổng thống Obama, Jason Furman, nói về kế hoạch của hai ứng cử viên rằng nếu bà Harris không có công cụ nào khác để giảm nợ, thì nợ của Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên. Trong khi đó, ông Trump thậm chí không cố gắng che giấu rằng ông chưa nghĩ đến những tác động đối với ngân sách liên bang.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris đang có lợi thế trước ông Donald Trump
08:32' - 23/09/2024
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang có dấu hiệu bứt phá so với ông Donald Trump, khi dẫn trước cựu Tổng thống Mỹ trong các cuộc thăm dò này.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà K. Harris đặt trọng tâm ở Wisconsin, Michigan và Pennsylvania
10:31' - 15/09/2024
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã lên lịch cho các sự kiện vận động tranh cử sắp tới tại Pennsylvania, Michigan và Wisconsin.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Ông D.Trump tuyên bố không tham gia tranh luận khác với bà K.Harris
10:15' - 13/09/2024
Ngày 12/9, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ không tham gia thêm cuộc tranh luận nào với Phó Tổng thống Kamala Harris.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc "so găng" cân tài cân sức của Kamala Harris và Donald Trump
11:43' - 11/09/2024
Tối 10/9 (giờ bờ Đông của Mỹ), bà Kamala Harris và ông Donald Trump đã có cuộc tranh luận “cân tài cân sức” trên truyền hình về đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại.
-
Phân tích - Dự báo
Bầu cử Mỹ: Kịch bản nào tốt hơn cho kinh tế thế giới?
06:00' - 07/09/2024
Các chính sách thương mại của Chính phủ Mỹ tiếp theo, dù do Phó Tổng thống Kamala Harris hay cựu Tổng thống Donald Trump lãnh đạo, chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa đáng kể.
-
Phân tích - Dự báo
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Giới doanh nghiệp trước quyết định “chọn phe”
06:30' - 27/08/2024
Sẽ không quá ngạc nhiên nếu giới doanh nghiệp Mỹ dành sự ưu ái cho cựu Tổng thống Donald Trump, bởi trong nhiệm kỳ trước, ông đã giảm đáng kể thuế doanh nghiệp và hạn chế các quy định về thuế.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.