Mỹ đơn phương xóa bỏ các ưu đãi của WTO đối với nhiều nước đang phát triển
Ngày 11/2, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo chính quyền Mỹ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của Mỹ về việc liệu các nước này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu không công bằng hay không.
Động thái này đánh dấu sự từ bỏ chính sách thương mại của Mỹ trong 20 năm qua đối với các quốc gia đang phát triển, có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với một số nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.
USTR cho biết quyết định sửa đổi phương pháp xét tiêu chí nước đang phát triển để điều tra thuế chống bán phá giá là cần thiết bởi vì hướng dẫn trước đây của Mỹ (ban hành năm 1998) “hiện đã lỗi thời”.
Với quyết định trên, Mỹ đã xóa bỏ các ưu đãi của nước này đối với một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển (tự coi là nước đang phát triển hoặc được công nhận là nước đang phát triển), bao gồm Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraine và Việt Nam.
Động thái trên cũng phản ánh sự thất vọng của chính quyền Tổng thống Donald Trump khi các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ được hưởng các lợi ích thương mại ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tháng trước, tại Davos (Thụy Sĩ), Tổng thống Trump tuyên bố WTO đã đối xử không công bằng với Mỹ vì “Trung Quốc được coi là một quốc gia đang phát triển. Ấn Độ được xem là một quốc gia đang phát triển. Chúng tôi không được xem là một quốc gia đang phát triển.”
Mục tiêu của các ưu đãi đặc biệt của WTO đối với các quốc gia đang phát triển là giúp các nước nghèo có thể giảm nghèo, tạo việc làm và hòa nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu. Theo quy định của WTO, các chính phủ không được điều tra thuế chống bán phá giá nếu số tiền trợ cấp nước ngoài là tối thiểu, thường được xác định là dưới 1% giá trị quảng cáo.
Các quy tắc của WTO dành ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển, nghĩa là nhóm nước này sẽ không bị điều tra thuế chống bán phá giá nếu số tiền trợ cấp dưới 2% giá trị quảng cáo.
Lâu nay, chính quyền Tổng thống Trump đã tìm cách chấm dứt những ưu đãi đặc biệt này đối với các quốc gia theo một số tiêu chí nhất định, như những quốc gia thành viên của các câu lạc bộ kinh tế toàn cầu như Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hoặc những nước được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập cao.
Tháng 7/2019, Tổng thống Trump đã đưa ra một bản ghi nhớ hành pháp yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer xác định liệu có thể đạt “tiến bộ đáng kể” nhằm hạn chế số lượng các nước được coi là các quốc gia đang phát triển hay không.
Theo ông, Mỹ có thể hành động đơn phương nếu tình hình không như ý định của người đứng đầu nước Mỹ. Một số quốc gia đã đồng ý từ bỏ quyền của các nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai, bao gồm Brazil, Singapore và Hàn Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WTO: Nguy cơ sụp đổ hay cơ hội cải cách?
05:30' - 20/12/2019
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang chìm vào cuộc khủng hoảng sau sự sụp đổ của Tòa án phúc thẩm (Cơ quan phúc thẩm WTO) trong tháng này trước áp lực nặng nề từ phía Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tục giải quyết khiếu nại của Hàn Quốc bị đình trệ do thiếu thẩm phán tại WTO
14:57' - 15/12/2019
Hàn Quốc hiện có sáu tranh chấp thương mại đang chờ giải quyết tại tổ chức có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ) này, hai trong số đó bị ảnh hưởng trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
WTO: Rào cản thương mại ảnh hưởng đến 747 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ
11:54' - 13/12/2019
Theo WTO, hơn 100 rào cản thương mại mới được thực thi trong một năm tính đến giữa tháng 10/2019 đã ảnh hưởng đến số hàng hóa và dịch vụ ước trị giá 747 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2012.
-
Kinh tế Thế giới
WTO kéo dài lệnh cấm áp thuế thương mại điện tử sang năm 2020
06:46' - 11/12/2019
Ngày 10/12, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nhất trí kéo dài thời gian cấm áp thuế thương mại điện tử thêm 6 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ có thể thất bại trong cuộc khẩu chiến với Mỹ tại WTO về trợ cấp xuất khẩu
10:57' - 20/07/2018
Ấn Độ có thể thất bại trong cuộc chiến thương mại với Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề trợ cấp xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy quan hệ theo hướng lành mạnh và bền vững
20:34'
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken thảo luận về quan hệ song phương cùng các vấn đề quốc tế như tình hình Trung Đông và cuộc xung đột Hamas và Israel.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án khí LNG 34,74 tỷ USD
20:32'
Chính phủ Indonesia vừa phê duyệt kế hoạch phát triển (POD) sửa đổi của dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Abadi tại lô Masela, vùng biển phía Đông gần với Australia.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới
20:30'
Mỹ đang trên đà trở thành nước sản xuất và xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới trong năm nay, đồng thời là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm tinh chế và khí đốt hóa lỏng hàng đầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU nhập khẩu khí hóa lỏng cao kỷ lục từ Nga
10:44'
Kommersant mới đây dẫn số liệu từ Kpler cho biết lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 1,75 triệu tấn trong tháng 11.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt nguy cơ tấn công khủng bố "rất lớn"
08:40'
Ngày 5/12, Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU), bà Ylva Johansson cảnh báo EU phải đối mặt với "nguy cơ tấn công khủng bố rất lớn" trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh sắp tới.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đề ra 8 chiến lược thúc đẩy ngành du lịch
08:39'
Ngày 5/12, tại Cuộc họp điều phối cấp cao Ban thư ký tăng tốc phát triển du lịch, Chính phủ Indonesia đã vạch ra 8 giải pháp chiến lược thúc đẩy lĩnh vực này nhằm hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 50 người trên xe lao xuống vực tại Philippines
22:11' - 05/12/2023
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng khi một xe khách rơi xuống vực tại tỉnh Antique, miền Trung Philippines, chiều 5/12.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc vẫn đau đầu với lạm phát
20:26' - 05/12/2023
Theo số liệu vừa được công bố, giá tiêu dùng, một thước đo lạm phát quan trọng, đã tăng 3,3% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 3,8% ghi nhận trong tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Đức vẫn đứng đầu châu Âu về thu hút FDI
18:10' - 05/12/2023
Cơ quan Thương mại và Đầu tư (GTI) của Đức cho biết Đức vẫn là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất ở khu vực châu Âu.