Mỹ giữ nguyên quan điểm về gói cứu trợ đối với ngành hàng không
Các quan chức Mỹ ngày 13/4 cho hay Bộ Tài chính Mỹ hiện vẫn giữ nguyên quan điểm về các điều khoản trong gói cứu trợ 25 tỷ USD dành các hãng hàng không Mỹ nhằm giúp họ chi trả lương cho người lao động trong giai đoạn khó khăn do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo ông Brent McIntosh, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Mỹ, cơ quan này không có ý định thay đổi các điều khoản của gói cứu trợ đã được công bố vào ngày 10/4. Các quan chức Mỹ cho hay, một số hãng hàng không Mỹ đang ngày càng e ngại về các điều khoản của gói cứu trợ trên, trong đó có yêu cầu 30% số tiền hỗ trợ được nhận, tương đương xấp xỉ 6 tháng lương chi trả cho đội ngũ lao động của mỗi hãng hàng không trên, sẽ phải được hoàn trả.Theo các điều khoản của gói cứu trợ trên, Chính phủ Mỹ có thể sở hữu tỷ lệ cổ phần lớn nhất ở American Airlines, hiện có lực lượng lao động lớn nhất trong số các hãng hàng không Mỹ và đang tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính để chi trả 6 tỷ USD tiền lương cho người lao động.
American Airlines cũng có mức vốn hóa thị trường thấp nhất trong số 4 hãng hàng không hàng đầu của Mỹ với khoảng 5,3 tỷ USD, thấp hơn con số 6 tỷ USD hỗ trợ tài chính mà hãng sẽ tiếp nhận. Dựa trên mức vốn hóa thị trường của các hãng hàng không Mỹ (tính theo giá cổ phiếu của ngày 10/4), sau khi cung cấp gói cứu trợ trên, Chính phủ Mỹ sẽ sở hữu hơn 3% cổ phần của American Airlines Group Inc, khoảng 2,3% cổ phần của United Airlines Holdings Inc, 1% cổ phần của Delta Air Lines Inc, 1,3% cổ phần của JetBlue Airways Corp, và 0,6% cổ phần của Southwest Airlines Co . Dựa trên mức lương và các phúc lợi trong quý II/2019 và III/2019, United Airlines có thể được khoảng 6 tỷ USD tiền hỗ trợ, Delta Airlines có thể được nhận khoảng 5,6 tỷ USD tiền hỗ trợ và Southwest Airlines có thể được nhận khoảng 4 tỷ USD tiền hỗ trợ. Tỷ lệ “pha loãng” cổ phần có thể xảy ra ở các hãng hàng không tiếp nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ Mỹ sẽ thấp hơn so với dự đoán trước đó của nhiều nhà phân tích. Ngoài ra, giá cổ phiếu của các hãng hàng không sụt giảm trong phiên giao dịch 13/4 trước thông tin các hãng này sẽ phải hoàn trả một phần số tiền hỗ trợ mà họ được nhận.Theo nhà phân tích Savanthi Syth của Raymond James, điều này đã đẩy các hãng hàng không đang gặp khó khăn của Mỹ vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” do quan ngại về nguy cơ nợ vay gia tăng trước khi nhu cầu đi lại bằng đường không trên thế giới trở nên chắc chắn hơn.
Nếu tình hình không cải thiện, các hãng hàng không có thể đưa ra những thông báo về sa thải lao động hàng loạt, có thể sớm nhất là sau ngày 30/9/2020, thời điểm mà họ được yêu cầu đảm bảo việc làm cho người lao động nếu nhận hỗ trợ chi trả lương của Chính phủ Mỹ. Theo một số chuyên gia, triển vọng sa thải quy mô lớn nói trên có thể khiến Quốc hội Mỹ phải xem xét lại vấn đề hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không với khả năng thực hiện một đợt hỗ trợ mới hay xóa các khoản vay cung cấp kèm theo gói hỗ trợ trên. Về phần mình, American Airlines, United Airlines, Delta Airlines và Southwest Airlines đều cho biết đang xem xét các điều khoản của gói hỗ trợ nói trên song không đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này./.>>>Các hãng hãng không của Mỹ không đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về gói cứu trợ
Tin liên quan
-
Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ đàm phán với các hãng hàng không lớn về gói cứu trợ
16:10' - 11/04/2020
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đang làm việc với 12 hãng hàng không dân dụng dự kiến sẽ được nhận hơn 100 triệu USD, nhằm xác định các công cụ tài chính phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế.
-
DN cần biết
Mỹ sẽ đưa ra kế hoạch “giải cứu” ngành hàng không trong tuần này
16:35' - 10/04/2020
Các hãng hàng không ở Mỹ và các nước khác đã hủy hàng trăm chuyến bay do nhu cầu đi lại sụt giảm vì đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22' - 26/04/2025
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20' - 26/04/2025
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34' - 26/04/2025
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29' - 26/04/2025
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50' - 26/04/2025
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55' - 26/04/2025
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.