Mỹ hủy quy định mới về thị thực với sinh viên nước ngoài
Ngày 14/7, thẩm phán liên bang ở thành phố Boston thông báo chính phủ Mỹ đã hủy bỏ quy định cấm các sinh viên nước ngoài tiếp tục ở lại Mỹ, nếu các trường mà họ đang theo học không tổ chức các buổi học trực tiếp trên lớp vào mùa Thu này.
Theo thông báo, chính phủ Mỹ cùng hai trường là Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts đã tìm được giải pháp, cụ thể là đảo ngược quyết định mới đây về thị thực đối với sinh viên nước ngoài, cũng như khôi phục lại trạng thái như trước đó.
Thời gian qua, do lo ngại có thể trở thành những ổ dịch COVID-19 khiến nhiều trường đại học tại Mỹ áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm, từ việc đeo khẩu trang trong phòng học cho đến hạn chế các hoạt động xã hội nhằm giảm số sinh viên phải đến trường.
Nhiều trường đã thông báo hình thức học hỗn hợp, cho phép các lớp học trực tiếp bên cạnh một lượng lớn tín chỉ được học qua hình thức trực tuyến.
Tuy nhiên, Bộ An ninh Nội địa Mỹ và Cơ quan Hải quan và Thị thực Di trú Mỹ (ICE) đã ra quyết định vô hiệu hóa thị thực F-1 và M-1 của sinh viên nước ngoài, nếu cơ sở giáo dục họ được đăng ký chuyển sang các khóa học trực tuyến, theo đó có thể tước đi tư cách pháp lý của các sinh viên này khi ở lại Mỹ.
Quyết định mới được dự báo là có thể làm giảm mạnh số sinh viên quốc tế đăng ký khóa học mùa Thu tới. Cùng với việc trì hoãn cấp thị thực do dịch bệnh, quy định mới sẽ làm nản chí các sinh viên nước ngoài dự định học tại Mỹ.
Những sinh viên quốc tế tại các trường đại học không có kế hoạch mở các lớp học trực tiếp (trong đó có Đại học Harvard và Đại học Nam California) sẽ được yêu cầu phải về nước nếu đang ở Mỹ. Những sinh viên đang ở nước ngoài sẽ không được cấp thị thực nhập cảnh nếu các khóa học được diễn ra trực tuyến hoàn toàn.
Quy định này sẽ ảnh hưởng đến các sinh viên nước ngoài thuộc diện F-1 (theo học nghiên cứu, học thuật) và M-1 (theo học nghề) học hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến. Theo thống kê, trong tài khóa 2019, Mỹ đã cấp 388.839 thị thực F và 9.518 thị thực M.
Theo Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), trong năm học 2018-2019, số sinh viên quốc tế tại Mỹ là hơn 1 triệu người, chiếm 5,5% sinh viên đại học ở Mỹ. Trong năm 2018, lực lượng này đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Saudi Arabia và Canada là những nước có sinh viên học tại Mỹ đông đảo nhất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều bang ở Mỹ kiện chính phủ về quy định thị thực đối với sinh viên nước ngoài
14:06' - 14/07/2020
Ngày 13/7, 17 bang ở Mỹ và thủ đô Washington đã phát đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump về quy định cấm các sinh viên nước ngoài tiếp tục ở lại Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Các trường đại học Canada và bài toán "giữ chân" sinh viên quốc tế
12:52' - 13/07/2020
Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ, số sinh viên quốc tế tại các trường đại học của Canada đã tăng gấp ba lần, lên tới khoảng 500.000 người trong năm 2019.
-
Kinh tế & Xã hội
Sinh viên Trung Quốc tại Mỹ lo ngại về quy định thị thực
08:22' - 12/07/2020
Ngày 11/7, truyền thông Trung Quốc cho biết nhiều sinh viên nước này đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ bày tỏ lo lắng trước quy định thị thực mới đối với sinh viên quốc tế.
-
Đời sống
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ: Sinh viên Việt Nam cần bình tĩnh trước quy chế mới của ICE
10:25' - 10/07/2020
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã đưa ra khuyến cáo đối với sinh viên Việt Nam hiện đang học tập, nghiên cứu và sinh sống tại nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau “Giấc mơ châu Âu”
14:42'
“Châu Âu của tháng 6/2022 khác hẳn so với tháng 1/2022”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát biểu kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tối 24/6 tại Brussels.
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường chuẩn bị đối phó viễn cảnh mất nguồn cung khí đốt từ Nga
11:20'
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm 24/6 cảnh báo rằng "năng lượng giá rẻ đã không còn nữa" và nhất trí tăng cường chuẩn bị cho việc cắt giảm thêm khí đốt của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đổ lỗi cho Mỹ về lệnh cấm trung chuyển hàng hóa đến Kaliningrad
17:26' - 24/06/2022
Ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Nga đã đổ lỗi cho Mỹ về việc Litva cấm hoạt động trung chuyển hàng hóa bị trừng phạt từ phần nằm trong lục địa của Nga tới vùng Kaliningrad cũng của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Sắp có tuyến xe buýt kết nối Thái Lan-Lào-Việt Nam?
13:47' - 24/06/2022
Trang mạng laotiantimes.com ngày 23/6 đưa tin Thái Lan đang thảo luận với Lào và Việt Nam về việc mở các tuyến xe buýt mới kết nối các điểm đến nổi tiếng của 3 nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore bắt đầu nhập khẩu điện từ Lào
12:40' - 24/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 23/6, Singapore đã bắt đầu nhập khẩu điện từ Lào thông qua Thái Lan và Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
EU chuẩn bị kịch bản nguồn cung khí đốt từ Nga sụt giảm
11:10' - 24/06/2022
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 23/6 cho biết các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đến nay đã có thể bù đắp cân bằng được nguồn cung khí đốt bị cắt giảm từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Anh: Niềm tin của người tiêu dùng xuống mức thấp kỷ lục
11:08' - 24/06/2022
Niềm tin của người tiêu dùng Vương quốc Anh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng khi các hộ gia đình phải vật lộn với đà tăng của chi phí sinh hoạt và viễn cảnh các cuộc đình công kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ viện trợ hàng chục tỷ yen để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
10:05' - 24/06/2022
Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của thế giới nên xung đột ở nước này đang gây ra những tác động lớn tới an ninh lương thực toàn cầu do có hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Động thái mới của Pháp nhằm ứng phó nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khí đốt
10:04' - 24/06/2022
Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Thủ tướng Elisabeth Borne, hôm thứ Năm 23/6, cho biết Pháp đặt mục tiêu lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt của mình vào đầu mùa Thu 2022.