Mỹ lấy tiền từ đâu để thực hiện các gói cứu trợ khổng lồ trong đại dịch COVID-19?
Vượt qua cửa ải Thượng viện ở mức sít sao 50/49 vào hôm 6/3, và được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 10/3, dự luật về gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD liên quan tới đại dịch COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD đang được gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký ban hành.
Thông tin hậu trường cho hay ông Biden sẽ ký thành luật trước thời điểm hết hạn của gói cứu trợ thất nghiệp (14/3/2021). Với luật này, khoảng 90% người dân Mỹ sẽ nhận được thêm 1.400 USD cho mỗi người, khoản trợ cấp thất nghiệp 300 USD/tuần cho 9,5 triệu lao động cũng được gia hạn tới tháng 9/2021.
Trước đó vào sáng 28/12/2020, Tổng thống Mỹ khi đó, ông Donald Trump đã ký ban hành gói cứu trợ đại dịch COVID-19 trị giá 900 tỷ USD, giúp chính phủ tránh nguy cơ phải đóng cửa vì hết ngân sách. Đây là thỏa thuận với những dự luật chi tiêu lớn nhất sau Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES) trị giá 2.200 tỷ USD được phê chuẩn vào cuối tháng 3/2020.Như vậy, kể từ khi đại dịch bùng phát, Mỹ đã tung ra 3 gói cứu trợ với tổng trị giá 5.000 tỷ USD, lớn hơn lượng tiền tiêu tốn trong bất cứ cuộc chiến tranh thế giới nào.
Các khoản cứu trợ đều là tiền đi vay, nhưng việc cứu lấy sinh mạng của người dân và giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn là mục tiêu quan trọng nhất, chỉ có điều nó sẽ khiến tình hình nợ công của Mỹ ngày một trầm trọng.
Dưới thời ông Barack Obama làm Tổng thống, nợ công của Mỹ tăng từ 10.000 tỷ USD lên 19.000 tỷ USD. Bốn năm ông Trump tại nhiệm, nợ công của Mỹ đạt mốc kỷ lục mới là 28.000 tỷ USD. Cộng thêm các gói cứu trợ mới, tới cuối năm nay, nợ công của Mỹ có thể vượt mốc 30.000 tỷ USD.Cùng với sự gia tăng về nợ công, lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm từ 4,5% xuống 0,625%. Chỉ trả tiền lãi, số tiền mà chính phủ Mỹ tiêu tốn hằng năm đã lên tới gần 200 tỷ USD, tương đương GDP một nền kinh tế quy mô trung bình.
Trong khi đó, tổng thuế liên bang Mỹ thu được hằng năm chỉ 3.400 tỷ USD. Nước này cũng phải chi cho rất nhiều khoản chi tiêu cố định khác nên Chính phủ Mỹ không còn khả năng chi trả về mặt tài chính. Do đó, Washington phải vay tiền để tồn tại, lấy nợ mới trả nợ cũ, về lý thuyết ngày càng nghèo đi.Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, sở dĩ Mỹ có thể phát tiền cho người dân nhiều lần là dựa trên vị thế đồng tiền mạnh toàn cầu của đồng USD. Mỹ muốn in bao nhiều tiền sẽ in bấy nhiêu. Khi đồng USD được đưa ra thị trường, các nước khác liền dùng đồng nội tệ đổi lấy đồng USD và tờ bạc xanh tưởng vô giá trị lập tức trở nên giá trị như vàng.Vì đồng USD là công cụ giao dịch của thế giới, mua bán dầu mỏ hay trao đổi hàng hóa xuyên biên giới cơ bản sử dụng đồng USD để thanh toán, cho nên, Mỹ không cho phép nước khác thách thức vị thế của đồng USD.Cũng nhờ vị thế của đồng USD, Mỹ có thể tương đối thoải mái phát tiền cứu trợ, không lo thu nhập tài chính không đủ. Thế giới không có nước nào có đủ điều kiện và năng lực như vậy.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là việc Mỹ tung ra ba gói cứu trợ trị giá 5.000 tỷ USD mà sao không lo lạm phát tăng cao. Cây bút chuyên mục của tờ New York Times, đồng thời là người đoạt giải Nobel Kinh tế Milton Friedman nhiều lần nói rằng các gói cứu trợ của chính phủ sẽ không gây ra lạm phát.Thực tế cũng cho thấy trong 20 năm qua, lượng cung tiền M2 của Mỹ đã tăng khoảng 4 lần, đặc biệt kể từ sau cuộc khủng hoảng cách đây hơn 10 năm.
Trong khi đó, lạm phát của nước này hơn 10 năm qua vẫn duy trì ổn định dưới 4% và thường xuyên nằm dưới mục tiêu 2% kể từ năm 2012 đến nay. Quan điểm và thực tế nêu trên kết hợp với mục tiêu cứu giúp người dân và phục hồi kinh tế đã khiến hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vung tiền cứu trợ.
Tuy nhiên, với các quốc gia khác, lạm phát lại trở thành rủi ro phải đối mặt. Bởi khi Mỹ bơm tiền sẽ gây áp lực giảm giá lên USD, khiến không ít quốc gia cũng phải tìm cách phá giá tiền tệ, nới lỏng chính sách để không bị thua thiệt.Lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế ngày càng nhiều hơn sẽ khiến giá cả các loại hàng hóa leo thang.
Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán cũng liên tục tăng giá mạnh mẽ, không chỉ vì lượng tiền dư thừa trong nền kinh tế, mà còn do lượng vốn đầu tư nước ngoài sẽ góp phần đẩy giá các tài sản lên cao. Khi đó, áp lực lạm phát sẽ hình thành và ngày càng trở nên nguy hiểm nếu không sớm được kiểm soát./.
- Từ khóa :
- mỹ
- kinh tế mỹ
- gói cứu trợ COVID-19
- COVID-19
- CARES
- lạm phát
- đồng USD
- fed
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giá năng lượng cao đẩy lạm phát tại Mỹ đi lên trong tháng 2/2021
15:43' - 11/03/2021
Báo cáo mới nhất do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy giá năng lượng tăng đã khiến lạm phát tiêu dùng của Mỹ tiến thêm 0,4% trong tháng 2/2021.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế 1.900 tỷ
07:41' - 11/03/2021
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Washington, Hạ viện Mỹ ngày 10/3 đã thông qua dự luật về gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD, với 220 phiếu thuận và 211 phiếu chống.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Nền kinh tế khó có thể tăng trưởng “quá nóng”
08:28' - 09/03/2021
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, nền kinh tế nước này đang phục hồi theo hình chữ K với một phân khúc bắt đầu phục hồi sau suy thoái do đóng cửa, trong khi phân khúc khác lại tiếp tục giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.