Mỹ sẽ tài trợ 4 tỷ USD cho sáng kiến vaccine COVAX toàn cầu
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ gửi một khoản tiền khoảng 4 tỷ USD cho Liên minh toàn cầu về vaccine (Gavi) để hỗ trợ sáng kiến hợp tác vaccine toàn cầu COVAX nhằm tăng tốc phát triển và phân phối vaccine cho các nước có thu nhập thấp.
Các quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ ngày 18/2 cho biết Tổng thống Biden sẽ đưa ra thông báo trên khi tham dự một cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), đồng thời sẽ kêu gọi các đối tác trong khối này thực hiện tốt cam kết cũng như khuyến khích các nước khác đóng góp để hỗ trợ COVAX.
Theo nguồn tin trên, trong tổng số tiền 4 tỷ USD nói trên, 2 tỷ USD sẽ được tài trợ ngay cho Gavi trong vòng vài ngày hoặc vài tuần tới, số tiền còn lại sẽ được tài trợ dần trong 2 năm tiếp theo nhằm giúp khuyến khích các cam kết mới của các nhà tài trợ trong việc hỗ trợ cung cấp và phân phối vaccine cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Khoản tiền tài trợ trên được Quốc hội Mỹ phân bổ trong dự luật cứu trợ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và tài trợ cho chính phủ hoạt động đã được thông qua vào tháng 12/2020.
Chính quyền Tổng thống Biden cho biết khoản tài trợ này là cần thiết để chấm dứt đại dịch trên toàn thế giới, giảm nguy cơ dịch bệnh đối với người dân Mỹ và phục hồi nền kinh tế toàn cầu.
Thông báo trên sẽ đánh dấu nỗ lực mới nhất của Tổng thống Biden nhằm thực hiện một cách tiếp cận khác so với người tiền nhiệm để giải quyết đại dịch và nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác toàn cầu trong việc đánh bại căn bệnh này.
Ngay trong ngày thứ 2 tại nhiệm, Tổng thống Biden đã ký một bản ghi nhớ chỉ đạo việc tham gia COVAX, sau khi người tiền nhiệm Donald Trump từ chối tham gia cơ chế này năm ngoái.
Hiện có hơn 190 quốc gia tham gia sáng kiến COVAX do Gavi, Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng phòng chống dịch (CEPI) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng dẫn dắt. Mục tiêu của COVAX là tiêm chủng cho 20% dân số của các quốc gia có thu nhập thấp nhất thế giới vào cuối năm nay.
Cùng ngày, trả lời Tờ Financial Times (Anh) trước thềm Hội nghị trực tuyến G7 do Anh tổ chức vào ngày 19/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi phương Tây chuyển ngay 5% số lượng vaccine ngừa COVID-19 hiện có cho các nước châu Phi.
Phóng viên TTXVN tại London cho biết Tổng thống Pháp Macron thừa nhận rằng Liên minh châu Âu (EU) đã chậm hơn Mỹ trong việc đảm bảo sản xuất và cung cấp vacicne cho người dân của mình và đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt, nhưng khẳng định việc chuyển một phần nhỏ liều lượng khỏi chuỗi cung ứng của châu Âu sang châu Phi sẽ không cản trở các chiến dịch tiêm chủng. Nhà lãnh đạo Pháp cho rằng kế hoạch này sẽ là một phép thử về chủ nghĩa đa phương.
Ngày 19/2, trên vai trò nước chủ tịch G7 năm 2021, Thủ tướng Anh sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các nước khác trong G7 để bàn về cách thức hợp tác toàn cầu trong phân phối công bằng vaccine ngừa COVID-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch này./.
>>>Indonesia phạt nặng những người không chịu tiêm phòng COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan đặt 3 mục tiêu cho chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19
20:50' - 18/02/2021
Ngày 18/2, Trung tâm xử lý tình hình dịch COVID-19 (CCSA) cho biết Chính phủ Thái Lan đã đề ra các biện pháp để thực hiện 3 mục tiêu trong việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
18:56' - 18/02/2021
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Phần Lan phê chuẩn đề xuất gia nhập NATO
21:48' - 17/05/2022
Ngày 17/5, với 188 phiếu thuận và 8 phiếu chống, Quốc hội Phần Lan đã phê chuẩn đề xuất xúc tiến quy trình để nước này trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch nghiêm trọng nhất
20:25' - 17/05/2022
Thượng Hải, thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, vừa qua đã trở thành tâm điểm của làn sóng dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế đang phát triển đối mặt sức ép từ lạm phát thực phẩm
18:00' - 17/05/2022
Việc mua sắm thực phẩm thiết yếu giờ đây đã trở thành một điều xa xỉ đối với hàng triệu người dân sinh sống tại các nền kinh tế đang phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
17:44' - 17/05/2022
Ngày 17/5, Chính phủ Ấn Độ thông báo quyết định nới lỏng xuất khẩu lúa mỳ sau khi ra lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này.
-
Kinh tế Thế giới
Anh khẳng định không muốn chiến tranh thương mại với EU
17:43' - 17/05/2022
Ngày 17/5, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland của Anh, ông Brandon Lewis nhận định chiến tranh thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) là không cần thiết và sẽ không có lợi cho bên nào.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thí điểm mở cửa du lịch trong tháng 5
16:41' - 17/05/2022
Chính phủ Nhật Bản ngày 17/5 cho biết trong tháng 5 sẽ thí điểm mở cửa du lịch theo hình thức các gói du lịch hạn chế, bước đi mang tính thu thập thông tin trước khi mở cửa trở lại ngành du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản không xem xét phương án xây thêm nhà máy hạt nhân
16:05' - 17/05/2022
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda khẳng định nước này không xem xét việc xây thêm bất kỳ nhà máy hạt nhân nào.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố kế hoạch hạ nhiệt "cơn sốt" nhà đất
13:42' - 17/05/2022
Nhà Trắng cho biết Kế hoạch Hành động cung cấp nhà ở nhằm mục đích "ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở của Mỹ trong 5 năm".
-
Kinh tế Thế giới
Pháp có nữ Thủ tướng mới
08:47' - 17/05/2022
Ngày 16/5, Điện Elysee thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm tân Thủ tướng nước này.