Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?
Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip máy tính có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới chuyên gia nhận định động thái này rất có thể phản tác dụng, thúc đẩy sự đổi mới tại các công ty Trung Quốc và giúp họ chiếm lĩnh thị trường bán dẫn toàn cầu.
Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Nvidia dự kiến quy định mới sẽ khiến công ty thiệt hại 5,5 tỷ USD, trong khi AMD dự báo mức thiệt hại của hãng có thể lên tới 800 triệu USD.
Theo nhà phân tích Jack Gold tại công ty tư vấn J.Gold Associates, động thái của Chính phủ Mỹ thực chất đang trao một lợi thế lớn cho Trung Quốc giữa lúc nước này cố gắng tự xây dựng ngành công nghiệp chip. Một khi các công ty Trung Quốc đủ sức cạnh tranh, họ sẽ bắt đầu bán sản phẩm ra khắp thế giới và người tiêu dùng sẽ mua chip của họ. Khi điều đó xảy ra, các nhà sản xuất chip Mỹ sẽ khó giành lại thị phần đã mất.Nhà phân tích công nghệ độc lập Rob Enderle cũng dự đoán các nhà sản xuất chip Trung Quốc sẽ càng tăng cường nỗ lực để giành vị trí dẫn đầu thị trường. Ông coi việc Mỹ siết chặt quy định xuất khẩu là "món quà trời cho" đối với Trung Quốc, khi nước này đẩy mạnh phát triển mảng chip của riêng mình.
Đồng tính với ý kiến trên, ông Gold cho rằng Chính phủ Trung Quốc có đủ nguồn lực và động lực để củng cố ngành công nghiệp chip của mình. Các nhà phân tích chỉ ra thuế quan của ông Trump đã khiến các đồng minh xa lánh, làm tăng động lực để họ chuyển sang mua chip từ Trung Quốc. Ông Enderle đánh giá rằng nhìn chung, điều này sẽ tạo ra những vấn đề cạnh tranh thực sự cho các công ty Mỹ. Các công ty đặt trụ sở ở nước ngoài đột nhiên sẽ có vị thế cạnh tranh tốt hơn nhiều. Giám đốc điều hành (CEO) Nvidia, ông Jensen Huang đã công khai tuyên bố rằng có thể tuân thủ các yêu cầu mới của Mỹ mà không phải hy sinh tiến bộ công nghệ, đồng thời khẳng định không gì có thể ngăn cản sự tiến bộ toàn cầu của trí tuệ nhân tạo. Nhà phân tích Dan Ives của công ty dịch vụ tài chính Wedbush nhận xét rằng Nvidia là một trong những “quân cờ” quan trọng nhất trong ván cờ thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Theo ông, chính quyền Tổng thống Trump biết rõ loại chip và công ty nào đang thúc đẩy Cuộc cách mạng AI - chính là Nvidia. Do đó, phía Mỹ đã ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các sản phẩm của công ty để làm chậm bước tiến của nước này trong lĩnh vực AI. Tuy nhiên, ông Ives cảnh báo cuộc chiến chip vẫn chưa kết thúc và dự kiến "sẽ có thêm nhiều "cú đấm" được tung ra từ cả hai phía".- Từ khóa :
- trung quốc
- mỹ
- chip
- chip bán dẫn
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Quy định kiểm soát xuất khẩu chip H20 khiến Nvidia thiệt hại 5,5 tỷ USD
08:59' - 16/04/2025
Theo Tập đoàn sản xuất chip Nvidia của Mỹ, mức thiệt hại dự kiến khoảng 5,5 tỷ USD trong quý này do các quy định mới của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu một loại chip chính của hãng.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ: Thuế quan đối với chip sẽ được thông báo vào ngày 14/4
11:18' - 13/04/2025
Trả lời phỏng vấn báo giới trên chuyên cơ Air Force One ngày 12/4, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ cung cấp thêm thông tin về thuế quan đối với chất bán dẫn (chip) nhập khẩu vào ngày 14/4.
-
Doanh nghiệp
Nhà sản xuất chip SK Hynix hưởng lợi bất ngờ từ rủi ro thuế quan Mỹ
17:24' - 27/03/2025
SK Hynix, nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới, ngày 27/3 cho biết, một số khách hàng của họ đã đẩy nhanh đơn hàng để chuẩn bị cho các loại thuế mới của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43' - 14/07/2025
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga thảo luận nhiều vấn đề quan trọng
09:11' - 14/07/2025
Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15' - 12/07/2025
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.