Mỹ tấn công thương mại nhắm vào đồng minh truyền thống: Đánh nhầm mục tiêu? (Phần 1)
Có thể mức thuế này chỉ gây thiệt hại nhỏ cho các nhà sản xuất châu Âu, song đòn tấn công thương mại mà Mỹ nhắm vào đồng minh truyền thống là Liên minh châu Âu (EU) sẽ đem lại những hậu quả khó lường cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược.
Nguy hiểm trước mắt là kịch bản "chiến tranh thương mại leo thang” với những đòn "ăn miếng, trả miếng" làm phương hại tới tăng trưởng của cả hai bên và của toàn thế giới.Nhìn rộng hơn, khi "đánh" châu Âu và nhiều đồng minh thân thiết khác như Canada, Mexico, Nhật Bản... Mỹ sẽ bị cô lập trên bàn cờ thương mại và vô hình trung chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ phá vỡ gọng kìm trừng phạt Nga.
Rạn nứt giữa Washington và các đồng minh chiến lược ở cả vành đai Thái Bình Dương và Đại Tây Dương do vấn đề thương mại cũng là một tin vui đối với Trung Quốc, cho dù trước mắt, Bắc Kinh cũng là nạn nhân của chính sách “Nước Mỹ trên hết”.Quyết định “sai lệch”Sau khi đã "bắt chẹt" được Hàn Quốc phải nhượng bộ trong vấn đề nhôm và thép, chính quyền Trump tiếp tục nhắm đến Trung Quốc, EU, Canada, Mexico... Sau hơn 2 tháng đe dọa, Nhà Trắng thẳng tay áp thuế nhôm và thép bán sang thị trường Mỹ. EU, Canada và Mexico lập tức kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Brussels tố cáo Washington áp dụng chính sách bảo hộ, một quyết định "bất hợp pháp và sai lệch” - theo lời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.Chuyên gia kinh tế Sébastien Jean thuộc Trung tâm Nghiên cứu về triển vọng và thông tin quốc tế (CEPII) ở Paris nói: “Chính sách thương mại của Donald Trump thiếu hợp lý. Tổng thống Mỹ coi thâm hụt thương mại là một thất bại về kinh tế. Đó là cách nhìn sai lệch. Thêm vào đó, Tổng thống Trump lại còn tùy cơ ứng biến theo từng trường hợp cá biệt của mỗi đối tác thương mại, tùy từng mặt hàng. Chính sách thương mại của Mỹ không dựa trên một cơ sở nào. Về vấn đề nhôm và thép, ông Donald Trump theo đuổi mục đích chính trị nội bộ. Ông muốn phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới giới công nhân trong ngành luyện kim, những người đã ồ ạt bỏ phiếu cho ông năm 2016. Tính toán đó được đưa ra vài tháng trước khi Mỹ tổ chức bầu cử giữa nhiệm kỳ”.Đối với các tập đoàn luyện kim châu Âu, mức thuế mà Mỹ đưa ra là "một vố đau". Charles de Lusignan, người phát ngôn của Hiệp hội thép châu Âu Eurofer, giải thích: “Đương nhiên, lệnh áp thuế của Mỹ tác động đến hoạt động xuất khẩu thép của châu Âu sang Mỹ. Thêm vào đó là lo ngại ngành luyện kim bị chao đảo, nhất là khi biết rằng lĩnh vực công nghiệp này vừa phục hồi chừng 3 năm nay sau khủng hoảng”. Đánh nhầm mục tiêu?Tuy nhiên, tác động đối với mỗi thành viên trong EU là khác nhau. Đức và Italy bị ảnh hưởng nặng hơn Pháp bởi Berlin và Roma bán nhiều nhôm, thép cho Mỹ hơn Paris. Điều khiến EU khó hiểu ở đây là mục tiêu mà chính quyền Mỹ nhắm tới là nhôm, thép của Trung Quốc. Bắc Kinh bị cáo buộc trợ giá, tạo nên tình huống sản xuất dư thừa, cạnh tranh bất bình đẳng. Trong hồ sơ này, Washington đang có đồng minh quan trọng là Brussels. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Junker cho rằng Tổng thống Trump đã "nhầm đối thủ” và vượt ra ngoài khuôn khổ đã được WTO quy định. Theo ông Junker, chính sách thương mại của Nhà Trắng buộc EU đáp trả bằng cách đánh thuế các mặt hàng của Mỹ được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng.Danh sách này bao gồm quần Jean Levi’s, rượu whisky, xe máy Harley Davidson.... Tổng trị giá hàng Mỹ bị châu Âu "phạt” ước tính lên tới 3 tỉ euro.
Sébastien Jean, thuộc Trung tâm nghiên cứu CEPII, đã nói tới kịch bản “chiến tranh leo thang”: “Bản chất của các biện pháp trả đũa là không ai biết khi nào sẽ dừng lại. Chỉ biết rằng các đòn 'ăn miếng, trả miếng' đẩy thương mại toàn cầu vào một vòng xoáy nguy hiểm. Trả đũa có nghĩa là tấn công vào những điểm nhạy cảm của đối phương, mà những điểm nhạy cảm đó thường là những lĩnh vực đang hoạt động rất tốt.Sau nhôm thép, Mỹ đang tính tới việc tấn công vào công nghệ xe hơi của châu Âu. Các ngành như công nghiệp thực phẩm, thậm chí là cả hàng đắt tiền, có thể là những mục tiêu kế tiếp”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Khả năng áp đặt thuế quan của Mỹ làm “đau đầu” hãng xe hơi nước ngoài
15:43' - 10/06/2018
Hầu hết các thương hiệu xe ô tô ngoại ở Mỹ, gồm có Mercedes, BMW, Nissan, Honda và Volkswagen, đều có ít nhất một nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô trên đất Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thông tin thêm về chuyến thăm Singapore của lãnh đạo Mỹ-Triều
14:44' - 10/06/2018
Máy bay chở nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và đoàn tháp tùng đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Changi.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ không muốn bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trả đũa Mỹ của EU
12:50' - 10/06/2018
Bản thân Thụy Sỹ không có kế hoạch áp dụng các luật thuế hải quan tương tự chống lại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không tán thành tuyên bố chung của G7
08:18' - 10/06/2018
Lý do mà nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra là Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có "tuyên bố sai trái" trong cuộc họp báo sau hội nghị.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga: "Trái bóng đang bên sân người Mỹ"
17:25' - 09/06/2018
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 9/6 tuyên bố ông hy vọng quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ cải thiện và hiện "trái bóng" đang nằm bên phía sân của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Sự thiện chí có thể hóa giải các bất đồng?
06:30' - 09/06/2018
Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn chưa chắc chắn có diễn ra vào ngày 12/6 theo đúng kế hoạch hay không song các bên đang có những bước chuẩn bị rất nghiêm túc và ngoạn mục.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30'
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45'
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.