Mỹ tăng thuế nhôm, thép: Thêm "lá chắn" hay "gánh nặng" cho nền kinh tế?
Động thái này được đưa ra sau khi Tòa phúc thẩm Mỹ tạm thời khôi phục các mức thuế "Ngày Giải phóng" (2/4) của chính quyền Tổng thống Trump áp lên gần như mọi quốc gia, làm dấy lên lo ngại sâu sắc về những tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ cũng như các đối tác thương mại toàn cầu.
Nhìn lại bài học từ năm 2018
Bề ngoài, mục tiêu của việc tăng thuế là nhằm "đảm bảo hơn nữa ngành công nghiệp thép tại Mỹ" - như lời ông Trump phát biểu tại một cuộc vận động công nhân ngành thép ở Pennsylvania. Theo thông kê từ Bộ Thương mại Mỹ, nước này là nhà nhập khẩu thép lớn nhất thế giới với tổng cộng 26,2 triệu tấn thép vào năm 2024. Canada là nước xuất khẩu thép nhiều nhất vào Mỹ với 6,6 triệu tấn trong năm ngoái, tiếp đó là Brazil, Mexico, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các đợt tăng thuế trước đây cho thấy một bức tranh phức tạp hơn nhiều, nơi lợi ích cho một số ít có thể phải trả giá bằng tổn thất lớn hơn cho toàn bộ nền kinh tế.
Nghiên cứu về đợt tăng thuế thép lên 25% và nhôm lên 10% hồi năm 2018 của Đại học Columbia chỉ ra rằng dù các nhà sản xuất thép và nhôm của Mỹ tạo được thêm khoảng 1.000 việc làm, toàn bộ ngành sản xuất của Mỹ năm 2019 lại mất đi 75.000 việc làm so với kịch bản không có thuế quan.
Nguyên nhân chính là do giá kim loại tăng vọt, khiến chi phí nguyên liệu đầu vào cho rất nhiều ngành sản xuất khác - từ động cơ xe đến vỏ lon nước giải khát - trở nên đắt đỏ hơn.
Một nghiên cứu khác từ Đại học California, Davis và Đại học Harvard về đợt thuế năm 2018 cũng cho kết quả tương tự: dù có sự gia tăng nhỏ về việc làm trong ngành thép, chi phí gia tăng do thuế quan có thể đã dẫn đến việc mất tới 75.000 việc làm trong toàn ngành sản xuất của Mỹ.
Ông Gary Clyde Hufbauer, chuyên gia thương mại và giáo sư tài chính quốc tế tại Đại học Georgetown, nhận định rằng mức thuế 50% mới có khả năng gây ra hiệu ứng tương tự. Theo ông, việc áp mức thuế này không chỉ khiến thép của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, mà rất nhiều ngành công nghiệp phụ thuộc vào thép như một yếu tố đầu vào cần thiết cũng sẽ chịu chung số phận.
Một báo cáo của tờ The Economist vào tháng 3/2025 cho hay bất chấp các biện pháp bảo hộ ngành trong nhiều năm qua, sản lượng thép của Mỹ vẫn chỉ dao động quanh mức 75% công suất. Việc áp thuế hồi năm 2018 cũng không làm thay đổi nhiều tình hình này, khi sản lượng thép và nhôm gần như không biến động.
Các chuyên gia cho rằng khả năng cạnh tranh của các công ty thép phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn là chính sách hạn chế nhập khẩu, bao gồm nhu cầu thị trường, đổi mới công nghệ và hiệu quả hoạt động. Việc chỉ dựa vào tăng thuế để hạn chế nhập khẩu không những không giúp nâng cao năng lực cạnh tranh một cách cơ bản, mà còn làm mất đi động lực đổi mới của các công ty sản xuất thép tại Mỹ.
Nghiêm trọng hơn, thuế quan cao có thể gây thiệt hại tài sản thế chấp cho các ngành sản xuất hạ nguồn, làm tăng thêm chi phí chung của chuỗi công nghiệp Mỹ. Khi giá thép nhập khẩu tăng, các nhà sản xuất trong nước sẽ phải mua nguyên liệu thô với giá cao hơn, làm giảm biên lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của họ.
Ông Sal Gautieri, nhà kinh tế cấp cao tại BMO Capital Markets, ước tính rằng động thái này sẽ nâng nhẹ tỷ lệ thuế quan trung bình của Mỹ lên khoảng 15%. Nhưng đáng lo ngại hơn, nó cũng làm dấy lên khả năng các mức thuế khác - như mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu và các sản phẩm dược phẩm - cũng có thể được nâng lên.
"Ngòi nổ" cho căng thẳng thương mại
Quyết định tăng thuế của Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các đối tác thương mại quan trọng.
Bộ Công nghiệp Hàn Quốc tuyên bố sẽ đưa ra ứng phó với mức thuế 50% đối với các sản phẩm thép trong các cuộc thảo luận thương mại với Washington nhằm giảm thiểu tác động. Liên đoàn ngành thép của Đức gọi đây là "một cấp độ leo thang mới trong xung đột thương mại xuyên Đại Tây Dương", gây thêm áp lực cho nền kinh tế vốn đã khủng hoảng này. Liên đoàn ngành thép Canada cũng cảnh báo rằng mức thuế 50% là một cuộc tấn công trực tiếp vào việc làm của nước này, yêu cầu chính phủ liên bang phản ứng ngay lập tức và mạnh mẽ.
Trong khi một số quốc gia như Australia - vốn chỉ xuất khẩu khoảng 10 % tổng sản lượng thép và nhôm sang Mỹ - có thể không bị ảnh hưởng trực tiếp nặng nề, họ vẫn sẽ cảm nhận được tác động gián tiếp từ Mỹ và các đối tác thương mại. Do bị áp thuế, các ngành công nghiệp kim loại của Canada và Mexico sẽ càng thêm suy yếu, từ đó làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu từ các nước thứ ba như Australia.
Các nhà sản xuất kim loại bị ảnh hưởng cũng sẽ tìm kiếm thị trường khác, làm xáo trộn dòng chảy thương mại hiện tại. Ví dụ, tuy Canada không bán phá giá nhôm ồ ạt vào thị trường Australia, các nhà sản xuất nước này nhiều khả năng sẽ tìm đến các thị trường mà Australia cũng đang xuất khẩu sang như Hàn Quốc. Tình hình này càng trở nên phức tạp hơn sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cảnh báo về tình trạng dư thừa công suất thép trên toàn cầu.
Quan trọng hơn, nguy cơ trả đũa từ các đối tác thương mại là rất hiện hữu. Mỹ là điểm đến xuất khẩu quan trọng đối với thép từ Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mexico và Canada. Khi Mỹ áp thuế lên sản phẩm thép của các quốc gia khác, họ khó có thể thụ động chấp nhận phần thiệt về mình. Để bảo vệ lợi ích và quyền phát triển, các quốc gia này chắc chắn sẽ có những biện pháp trả đũa tương ứng. Ủy ban châu Âu hôm 31/5 cho hay đã chuẩn bị trả đũa kế hoạch tăng gấp đôi thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu của Mỹ.
Một loạt các biện pháp tương tự từ nhiều nước khác sẽ khiến người tiêu dùng ở tất cả các bên chịu thiệt và làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa toàn cầu.
Mặc dù điều này có thể mở ra một số thị trường mới cho các quốc gia không tham gia vào vòng xoáy trả đũa (ví dụ, thuế trả đũa của Trung Quốc đối với hạnh nhân Mỹ đã thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này của Australia), nhưng nhìn chung chúng sẽ làm suy yếu kinh tế thế giới. Đối với các nước xuất khẩu tài nguyên lớn, câu hỏi quan trọng là liệu một cuộc chiến thương mại leo thang có khiến tăng trường kinh tế toàn cầu chậm lại đáng kể và ảnh hưởng đến giá các hàng hóa khác hay không.
Cuối cùng, tác động có lẽ đáng kể nhất là sự gia tăng bất ổn trong chính sách thương mại của Mỹ và toàn cầu làm giảm dòng chảy thương mại quốc tế, làm nguội lạnh đầu tư kinh doanh. Các công ty chắc chắn sẽ ngần ngại cam kết đổ lượng vốn lớn cho các kế hoạch đầu tư khi đối mặt một tương lai chính sách nhiều khó lường.
Nhìn chung, động thái tăng thuế áp lên nhôm, thép nhập khẩu của Mỹ gây tổn hại cho gần như tất cả các bên, từ các nhà đầu tư đến người tiêu dùng và người lao động. Suy cho cùng, nỗ lực của Mỹ nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước có thể lại khiến chính ngành sản xuất của họ phải trả một cái giá đắt hơn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Quan chức Fed cảnh báo rủi ro lạm phát
12:47' - 04/06/2025
Ngày 3/6, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bà Lisa Cook cảnh báo các thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ có thể cản trở tiến trình kiềm chế lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Washington nêu hạn chót các nước đưa ra đề xuất tốt nhất
11:15' - 04/06/2025
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh giới chức của chính quyền Mỹ đang đẩy nhanh các nỗ lực nhằm ký kết nhiều thỏa thuận trước khi hết thời gian tạm dừng áp thuế trong 90 ngày vào ngày 8/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed thận trọng khi chính sách thuế quan làm gia tăng rủi ro lạm phát
19:42' - 03/06/2025
Nhiều thành viên của Ủy ban Thị trường mở liên bang thuộc Fed lại lo ngại rằng lạm phát do thuế quan có thể trở thành vấn đề dài hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ để bàn về thương mại
13:45'
Tổng thống Mỹ bày tỏ kỳ vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “khung”, với khả năng thành công được ông đánh giá là “50-50”.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:57'
Tổng thống Mỹ thông báo đạt thoả thuận thương mại với Indonesia, Philippines và Nhật Bản; Trung Quốc vừa ban hành văn bản hướng dẫn chuẩn hóa an toàn xe đạp điện... là một số sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thành công điển hình của cải cách và hội nhập
07:00' - 26/07/2025
ASEAN đã mở ra cánh cửa để Việt Nam học hỏi, giao lưu, nhưng quan trọng hơn là Việt Nam biết cách kết hợp quá trình hội nhập khu vực với cải cách trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam trưởng thành vượt bậc và chuyển biến vai trò mạnh mẽ
06:46' - 26/07/2025
Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao vai trò là một thành viên ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm với năng lực tốt hơn và nguồn lực lớn hơn để đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17' - 25/07/2025
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14' - 25/07/2025
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49' - 25/07/2025
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31' - 25/07/2025
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD
08:35' - 25/07/2025
Chính phủ Mexico ngày 24/7 công bố Dự án Đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD nhằm nâng cấp và mở rộng 6 cảng biển chiến lược.