Mỹ và Nhật Bản hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ
Hai bên cũng đề cập đến các vấn đề khu vực cũng như cuộc khủng hoảng năng lượng, lương thực toàn cầu.
Đối thoại diễn ra tại Washington, dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo. Đại diện phía Nhật Bản là Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Koichi Hagiuda.
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, hai quốc gia đồng minh thân cận cùng cam kết bảo đảm trật tự kinh tế quốc tế mở và dựa trên luật pháp, khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trong nước "cạnh tranh và bền bỉ hơn", đồng thời hợp tác song phương trong phát triển các chất bán dẫn thế hệ tiếp theo thông qua việc thành lập trung tâm nghiên cứu chất bán dẫn quốc tế mới.Tầm nhìn chung của hai nước về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ được thúc đẩy qua Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ khởi xướng và đang trong quá trình thảo luận với sự tham gia của nhiều nước trong khu vực.
Hai nước cũng đưa ra một kế hoạch hành động tập trung vào nỗ lực tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong các lĩnh vực chiến lược, đặc biệt là chất bán dẫn, pin và khoáng sản quan trọng. Tuyên bố chung cũng nêu rõ, hai nước nhất trí tăng cường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và đảm bảo các nguồn năng lượng trong thời gian tới, bao gồm khí đốt tự nhiên hóa lỏng, để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay, đồng thời cam kết hợp tác để tạo ra các chuỗi cung ứng hạt nhân linh hoạt hơn. Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda nhấn mạnh: "Trong thời đại mà chính sách an ninh đối ngoại và chính sách kinh tế không thể tách rời, chúng ta có thể mở ra một trang mới trong liên minh Nhật Bản - Mỹ". Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết khoản đầu tư trị giá 52 tỷ USD - mới được Hạ viện nước này thông qua cho việc phát triển ngành sản xuất công nghệ cao trong nước - cũng bao gồm việc tăng cường quan hệ đối tác với các nước đồng minh như Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm sản xuất chất bán dẫn. Để đẩy nhanh sự phát triển chung của các chất bán dẫn thế hệ tiếp theo, Nhật Bản đã thông báo thành lập một tổ chức nghiên cứu và phát triển mới, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu của nước này.Theo Bộ trưởng Hagiuda, trung tâm này sẽ được mở cho các doanh nghiệp và viện nghiên cứu ở nước ngoài, bao gồm Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia có liên quan trong khu vực". Tokyo kỳ vọng đây sẽ trở thành "một trung tâm nghiên cứu chung quốc tế".
Các bộ trưởng của Mỹ và Nhật Bản cũng nhất trí Đối thoại Kinh tế 2+2 sẽ được tiến hành thường niên./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kỳ vọng đạo luật 280 tỷ USD sẽ thúc đẩy lĩnh vực bán dẫn
13:31' - 29/07/2022
Ngày 28/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật trị giá 280 tỷ USD nhằm hỗ trợ ngành sản xuất chất bán dẫn trong nước trong cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tổng thống Mỹ hối thúc thông qua gói trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn
11:20' - 26/07/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden hối thúc Quốc hội thông qua dự luật trợ cấp cho các nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước 52 tỷ USD để giảm phụ thuộc vào nước ngoài trong cung ứng những linh kiện quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ địa chất, giảm thiểu rủi ro thiên tai
12:07'
Nhóm nghiên cứu Khoa địa kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất nghiên cứu thành công phần mềm Kanako -1D cho phép mô phỏng dòng lũ bùn đá theo một hướng, từ hạ lưu đến thượng lưu của mô hình sông.
-
Công nghệ
Kết nối công dân với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh qua “Ứng dụng Công dân số”
07:11'
Ứng dụng “Công dân số Thành phố Hồ Chí Minh” (App Công dân số) là một ứng dụng di động thông minh, kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền Thành phố và người dân.
-
Công nghệ
CMC ATI ra mắt sản phẩm AI mới
17:19' - 14/11/2024
Ngày 14/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CMC ATI) ra mắt sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) mới.
-
Công nghệ
Ứng dụng thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo trong triển lãm về Văn Miếu
07:19' - 14/11/2024
Bắc Ninh, Kinh Bắc nổi tiếng là vùng đất hiếu học, có truyền thống khoa bảng lâu đời với gần 700 vị đại khoa, nhiều làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng.
-
Công nghệ
Thu hút các tài năng khoa học hàng đầu thế giới đến Việt Nam
16:25' - 13/11/2024
Nhiều nhà khoa học lớn trên thế giới trong đó có những nhà khoa học đoạt giải Nobel và nhiều giải thưởng danh giá khác đã đến Việt Nam tìm hiểu môi trường học thuật, chia sẻ kiến thức.
-
Công nghệ
Meta thay đổi cách tiếp cận người dùng Facebook tại các nước EU
14:05' - 13/11/2024
Dưới áp lực của các cơ quan quản lý EU, ngày 12/11, Meta cho biết sẽ cung cấp cho người dùng Facebook và Instagram phiên bản không trả phí với ít quảng cáo hơn, cũng như giảm giá gói dịch vụ của mình.
-
Công nghệ
Ứng dụng AI trong điện ảnh: Cơ hội và thách thức
11:24' - 13/11/2024
Trong thập kỷ qua, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại, từ chăm sóc sức khỏe, thương mại, đến giáo dục và điện ảnh.
-
Công nghệ
Doanh nghiệp cần ứng dụng giải pháp công nghệ để bảo vệ thương hiệu
07:16' - 13/11/2024
Tiến sỹ Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam thông tin, có 3 loại doanh nghiệp bị tác động mạnh mẽ nhất do hàng giả là các nhãn hàng, nhà bán lẻ và nền tảng thương mại điện tử.
-
Công nghệ
Màn hình co giãn "hàng hiếm" của LG Display
20:49' - 12/11/2024
Công ty sản xuất màn hình LG Display (Hàn Quốc) vừa trình làng nguyên mẫu cho màn hình co giãn đầu tiên trên thế giới, có khả năng mở rộng kích thước lên đến 50% mà vẫn duy trì chất lượng hình ảnh.