Mỹ vẫn đe doạ rời NAFTA nếu không đạt được lợi ích trong đàm phán
Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), kể từ khi có hiệu lực vào năm 1994, đã thúc đẩy thương mại của các quốc gia thành viên, nhất là thương mại giữa Mexico và Mỹ.
Nhờ những ưu đãi thuế quan của hiệp định này, xuất khẩu của Mexico sang Mỹ đã tăng gấp bảy lần và ngược lại, xuất khẩu của Mỹ sang Mexico cũng tăng tới 4 lần.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đe dọa sẽ rời khỏi NAFTA nếu không đạt được lợi ích trong quá trình tái đàm phán. Theo phân tích của trang mạng Milenio, kịch bản Mỹ rời khỏi NAFTA ít có khả năng xảy ra bởi sự liên kết chặt chẽ giữa các chuỗi sản xuất.Tổng thống Mỹ Donald Trump từng mô tả hiệp định thương mại này là "thảm họa" và cho rằng đây là nguyên nhân khiến Mỹ mất đi hàng triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp.
Nhiều lần, ông Donald Trump đề cập đến việc áp thuế nhập khẩu lên tới 35% đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Mexico, nếu không có NAFTA và điều tất yếu là Mexico cũng sẽ đáp lại bằng biện pháp thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ.
Việc nâng thuế dẫn tới giá cả hàng hóa tăng theo và phần giá trị gia tăng này sẽ chuyển gánh nặng lên túi tiền của người tiêu dùng - điều sẽ tác động xấu tới doanh nghiệp nói riêng và kinh tế của hai nước nói chung, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp ô tô, điện tử, điện lạnh.
Hiện hơn 60% phụ tùng và thiết bị ô tô tại Mỹ đều nhập từ Mexico. Do vậy, việc áp thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa của Mexico như đề xuất của Tổng thống Donald Trump sẽ khiến giá ô tô của Mỹ tăng theo và điều đó sẽ ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ô tô của Mỹ. Các chuyên gia đánh giá, nếu Mỹ rời khỏi NAFTA thì Mexico là quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất. Trong khi Mexico là đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ, chiếm 14% tổng kim ngạch trao đổi thương mại của nước này, thì Mỹ lại là đối tác thương mại số 1 của Mexico, chiếm tới 63% tổng giá trị trao đổi thương mại của nền kinh tế đứng thứ hai Mỹ Latinh. Hơn 82% kim ngạch xuất khẩu của Mexico là sang thị trường Mỹ. Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ cũng sẽ chịu thiệt hại đáng kể vì 40% đầu vào đều nhập từ Mexico. Ngoài ra, 9/10 bang đóng góp nhiều nhất cho GDP của Mỹ đều có quan hệ thương mại mật thiết với Mexico. Đáng chú ý là Mexico chiếm tới 46% tổng kim ngạch ngoại thương của bang Texas. Mặt khác, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) đổ vào Mexico sẽ giảm, nếu Mỹ rời NAFTA bởi Washington hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của nước này.Theo số liệu của Bộ Kinh tế Mexico, trong các năm 2000-2014, vốn FDI của Mỹ đổ vào Mexico đạt 171,5 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn FDI mà Mexico nhận được.
Các nhà đầu tư nước ngoài hiện coi Mexico là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn nhờ môi trường đầu tư thuận lợi, giá nhân công rẻ và có tay nghề cao, cùng với đó đây còn là cửa ngõ để thâm nhập thị trường Mỹ trong khuôn khổ ưu đãi thuế quan của NAFTA.
Theo số liệu của Viện Thống kê và Địa lý México (Inegi), trong năm 2016, kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 525,11 tỷ USD, với thặng dư 63,192 tỷ USD nghiêng về phía Mexico.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA: Khó đạt đồng thuận
12:49' - 17/08/2017
Vòng đàm phán đầu tiên về cập nhật Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) từ ngày 16-20/8 sẽ tập trung vào việc thống nhất các đề xuất và yêu cầu từ cả ba nước Mỹ, Canada và Mexico
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA: Các nước Bắc Mỹ nhất trí hiện đại hóa quy định thương mại nội khối
09:53' - 17/08/2017
Trong vòng đàm phán đầu tiên diễn ra từ ngày 16-20/8, tất cả các bên đưa các đề xuất của mình và thống nhất về cách thức tiến hành tái đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đề xuất bổ sung nội dung bảo vệ môi trường vào NAFTA
16:14' - 15/08/2017
Canada muốn bổ sung các nội dung về bảo vệ môi trường vào Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ngay trước khi cuộc tái đàm phán ba bên với Mexico và Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 16/8.
-
Kinh tế Thế giới
"Nóng" vấn đề thương mại điện tử trong tái đàm phán NAFTA
18:02' - 10/08/2017
Các lãnh đạo doanh nghiệp của Mexico và Canada cho rằng các nhà bán lẻ trực tuyến phải chứng minh được các sản phẩm có xuất xứ từ Bắc Mỹ, nếu không các sản phẩm này vẫn phải chịu thuế nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.