Năm 2020, GDP đạt mức tăng trưởng 2,91%
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020, chiều 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Hương cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước.
Tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Cụ thể, quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69% và quý IV tăng 4,48%.
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội là thành công lớn của Việt Nam. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% nhưng chiếm tỷ trọng thấp; ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%; khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%). Ngành xây dựng tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 trong giai đoạn 2011-2020.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-2020 . Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%).
Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%.
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm 2019 ). Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019.
Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên ICOR năm 2020 đạt 14,28; bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tập thể, HTX đóng góp thế nào vào GDP của cả nước?
06:39' - 27/12/2020
Khu vực kinh tế tập thể, HTX đóng góp trực tiếp khoảng 4,8% vào GDP của cả nước; đóng góp gián tiếp trên 30% GDP cả nước thông qua giá trị gia tăng của kinh tế hộ thành viên.
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia dự kiến đạt GDP bình quân đầu người 1.771 USD vào năm 2021
16:31' - 23/12/2020
Hãng thông tấn quốc gia Campuchia AKP ngày 23/12 đưa tin nước này dự kiến đạt Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người 1.771 USD vào năm 2021, cao hơn mức tương ứng 1.600 USD năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất số liệu GDP và GRDP đưa đến bức tranh đầy đủ về kinh tế - xã hội
11:25' - 11/12/2020
Đề án “Đổi mới quy trình biên soạn tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” đã góp phần nâng cao vị trí, vai trò của ngành thống kê trong những năm qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Thủ Đức có thể đóng góp tới 7% GDP cả nước
19:21' - 09/12/2020
Việc thành lập thành phố Thủ Đức là rất cần thiết nhằm nâng cao vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng phát triển kinh tế của cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Các dự án giao thông trọng điểm quốc gia - tạo động lực phát triển các vùng, miền
15:09'
Sáng 10/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh cáo 3 nhà thầu làm chậm gói thầu thi công tuyến tránh Long Xuyên
14:59'
Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận vừa ký văn bản cảnh cáo 3 nhà thầu làm chậm trễ tiến độ thực hiện gói thầu CW4C thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở tuyến xe buýt liên tỉnh Tp. Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang
12:49'
Việc đưa vào khai thác, vận hành tuyến xe buýt liên tỉnh Tp. Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang nhằm khuyến khích thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân, hạn chế phương tiện cá nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục trấn áp tội phạm "tín dụng đen", thúc đẩy tín dụng từ kênh chính thức
12:46'
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường tuyên tuyền, nâng cao nhận thức, thường xuyên cảnh báo người dân về các phương thức, thủ đoạn hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công an: Chưa có dự án nào được triển khai theo Nghị định về cá cược
12:40'
Trong Phiên họp 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 10/8, nhiều đại biểu đã chất vấn Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an về vấn đề tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cá cược trên mạng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu việc dán thẻ ETC thu phí không dừng bắt buộc
12:18'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc tăng cường dán thẻ định danh để tham gia dịch vụ thu phí không dừng (ETC).
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp nhóm VPE500 có quy mô tài sản cao gấp hơn 132 lần
12:09'
Các VPE500 có tốc độ tăng tài sản khoảng 15,4%/năm so với khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung (5,6%/năm); doanh thu tăng 11,7%/năm so với 6,6%/năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công an phải đối phó với hàng nghìn cuộc tấn công vào hệ thống dữ liệu dân cư mỗi ngày
11:45'
Tình trạng lộ lọt, rao bán thông tin cá nhân trên mạng xã hội là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tại Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 10/8.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Tô Lâm làm rõ hơn về hộ chiếu mẫu mới
10:00'
Việc cấp và sử dụng hộ chiếu phổ thông mẫu mới là vấn đề nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 10/8.