Năm 2021 bội thu với giới doanh nghiệp Âu - Mỹ
Lợi nhuận doanh nghiệp tại Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng cao kỷ lục trong năm nay. Ông John Butters, Phó Chủ tịch và là chuyên gia cấp cao của FactSet, cho biết tốc độ tăng lợi nhuận ước tính cho năm 2021 là 45,1%, cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình 5%/năm trong giai đoạn 2011-2020. Dẫn dắt lợi nhuận doanh nghiệp trong năm nay là bốn lĩnh vực: công nghiệp, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng không thiết yếu và tài chính.
Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các doanh nghiệp châu Âu cũng đang ghi nhận kết quả kinh doanh đầy khởi sắc. Ông Sebastian Segerstrom, chuyên gia về chiến lược sản phẩm của FactSet, cho biết chỉ số STOXX Europe 600 được dự đoán tăng 16% trong năm nay, cao hơn mức dự báo 14% được đưa ra hồi tháng Chín.
Ông cho biết đây là một “cú lội ngược dòng ngoạn mục” so với năm 2020, khi chỉ số STOXX Europe 600 giảm 11% và hơn 50% các lĩnh vực có trong chỉ số này ghi nhận lợi nhuận âm. Dẫn dắt đà tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp tại châu Âu là các lĩnh vực năng lượng và vật liệu cơ bản.
Đằng sau sự khởi sắc trong lợi nhuận doanh nghiệp trong năm nay là đà phục hồi nhanh của nền kinh tế, cơ sở so sánh thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương. Dẫn dắt sự phục hồi mạnh mẽ ở cả Mỹ và châu Âu đều là những lĩnh vực mang tính chu kỳ. Các lĩnh vực này biến động theo các chu kỳ kinh tế, tăng giảm cùng với hoạt động kinh tế nói chung. Trong khi đó, năm 2021 lại là năm của sự phục hồi kinh tế, khi tình trạng phong tỏa chống dịch được nới lỏng và kinh tế thế giới thoát khỏi sự suy thoái do đại dịch.Vì thế, bối cảnh kinh tế này đã thúc đẩy các lĩnh vực mang tính chu kỳ như công nghiệp, nguyên vật liệu và năng lượng. Đây cũng là những lĩnh vực được hưởng lợi từ sự gia tăng của lạm phát.
Bên cạnh đó, ông Butters cho rằng tốc độ tăng trưởng cao bất thường trong năm nay là do sự kết hợp giữa lợi nhuận doanh nghiệp tăng trong năm 2021 và cơ sở so sánh thấp của năm 2020 do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 tới nhiều ngành. Ngoài ra, chính sách tiền tệ nới lỏng cũng đóng góp vào kết quả lợi nhuận khả quan của doanh nghiệp. Trong suốt cả năm nay, ngân hàng trung ương nhiều nước ở châu Âu và Mỹ vẫn giữ các chính sách tiền tệ nới lỏng cho thời kỳ đại dịch.Các chính sách này bao gồm các công cụ truyền thống nhằm giữ lãi suất ngắn hạn ở gần mức 0, và các công cụ phi truyền thống như nới lỏng định lượng nhằm giữ lãi suất dài hạn ở mức thấp kỷ lục.
Lãi suất siêu thấp đã thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp theo hai cách, không những giúp duy trì mức chi tiêu cao trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy doanh thu cho các doanh nghiệp, mà còn làm giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận doanh nghiệp tăng đột biến trong năm 2021 nhờ nhiều yếu tố. Nhưng một vài yếu tố trong số đó có thể biến mất trong năm 2022. Ví dụ, đà phục hồi kinh tế đang có dấu hiệu giảm tốc, trong khi chính sách tiền tệ đang đảo chiều ở cả Mỹ và châu Âu, còn cơ sở so sánh cho năm 2022 lại bắt đầu ở mức cao hơn rất nhiều./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp mỹ
- mỹ
- covid 19
- chính sách tiền tệ
Tin liên quan
-
Thị trường
Mỹ: Doanh số bán hàng thương mại điện tử tăng chậm
13:28' - 28/12/2021
Theo Mastercard Inc, doanh số bán hàng thương mại điện tử của Mỹ từ ngày 1/11 - 24/12 vừa qua chỉ tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi mức tăng theo năm của kỳ nghỉ lễ năm ngoái ở mức 47,2%.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ ban hành đạo luật chi tiêu quốc phòng 770 tỷ USD
08:20' - 28/12/2021
Ngày 27/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật Chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2022, qua đó phê duyệt khoản ngân sách 770 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ giảm thời gian cách ly với F0 không triệu chứng xuống 5 ngày
08:10' - 28/12/2021
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ thông báo giảm thời gian cách ly được khuyến nghị đối với những người bị nhiễm COVID-19 không triệu chứng từ 10 ngày xuống còn 5 ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Để dòng điện luôn sáng mãi
08:12'
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, trên mọi nẻo đường của đất nước, từ các trạm biến áp đến các cung đoạn đường dây, không khí thi đua hăng say lao động vẫn đong đầy như khoảng thời gian cách đây 1 năm.
-
Doanh nghiệp
Thái Bình đứng thứ 12 cả nước về thu hút vốn FDI
21:06' - 18/01/2025
Năm 2024 thu hút vốn đầu tư của tỉnh đạt trên 38.000 tỷ đồng; trong đó, có 154 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đăng ký 26.500 tỷ đồng, tăng 26,2% so với năm 2023.
-
Doanh nghiệp
EXPO 2025: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với thế giới
20:25' - 18/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, tại thành phố Himeji, tỉnh Hyogo, đoàn Việt Nam đã tham dự Hội nghị quốc tế các bên tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2025 (IPM EXPO 2025) diễn ra vào ngày 16/1.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện Đường dây 220kV Hải Dương – Phố Nối
19:00' - 18/01/2025
Đây là công trình được Đảng ủy EVNNPT chọn là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVNNPT lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Doanh nghiệp
Giờ G sắp điểm với TikTok
16:30' - 18/01/2025
Tòa án Tối cao Mỹ đã giữ nguyên luật do Tổng thống Joe Biden và Quốc hội ủng hộ, yêu cầu ByteDance – công ty mẹ của TikTok – phải bán lại hoạt động tại Mỹ hoặc ngừng hoạt động ở nước này từ ngày 19/1.
-
Doanh nghiệp
Ninh Thuận sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp bứt tốc phát triển
09:47' - 18/01/2025
UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp đầu năm 2025 nhằm chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Bắc dự kiến đóng điện hơn 113 công trình năm 2025
18:27' - 17/01/2025
Trong đầu tư xây dựng lưới điện 110kV, Tổng công ty Điện lực miền Bắc phấn đấu hoàn thành khởi công 76 công trình và đóng điện 113 công trình, đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Tiktok lên kế hoạch đóng cửa tại Mỹ
08:48' - 17/01/2025
Tiktok, mạng xã hội có 170 triệu người dùng tại Mỹ thông báo kế hoạch đóng cửa hoàn toàn hoạt động tại Mỹ kể từ ngày 19/1 tới, nếu lệnh cấm do Quốc hội Mỹ thông qua được thực hiện theo đúng kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hải Phòng đóng góp hơn 99% thu nội địa
18:03' - 16/01/2025
Tính đến nay, thành phố Hải Phòng có trên 23.000 doanh nghiệp đang hoạt động, các doanh nghiệp đóng góp khoảng 99,2% thu nội địa, đạt 49.668 tỷ đồng.