Năm 2023, hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm Nhật Bản tăng giá
Cụ thể, giá của tổng cộng 32.396 mặt hàng thực phẩm đã bị ảnh hưởng, cao hơn 25,7% so với năm 2022, khi chỉ có 25.768 mặt hàng gặp phải tình trạng tăng giá. Đây là con số lớn nhất trong vòng 30 năm qua, kể từ khi Nhật Bản thoát khỏi tình trạng nền kinh tế bong bóng giai đoạn 1986-1991.
Các chuyên gia của Teikoku Databank nhận định nguyên nhân tăng giá xuất phát từ một số yếu tố liên quan đến sự gia tăng chi phí đầu vào sản xuất. Trước hết đó là kết quả của việc giá nguyên liệu đầu vào tăng, đặc biệt là hàng nhập khẩu do đồng yen suy yếu.Ngoài ra, có thể kể đến sự gia tăng chi phí nhân sự do tăng lương, và chi phí các mặt hàng tiện ích (điện, nước, khí đốt…) phục hồi, sau khi Chính phủ Nhật Bản dừng các chương trình trợ cấp, duy trì từ đại dịch COVID-19.
Một yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến giá hàng thực phẩm Nhật Bản, đó là chi phí hậu cần tăng liên tục trong suốt năm vừa qua. Điều này là do tình trạng thiếu tài xế xe tải trầm trọng ở nước này, phát sinh từ các quy định mới về thời gian làm thêm giờ.
Teikoku Databank diễn giải đợt tăng giá hàng thực phẩm đầu tiên trong năm nay xảy ra vào tháng Hai, với khoảng 5.000 mặt hàng thực phẩm đông lạnh bị biến động giá. Sau đó đến tháng Tư, các hộp sốt mayonnaise và những loại hàng thực phẩm khác có sử dụng trứng tăng giá, do tình trạng thiếu trứng. Cho đến tháng Mười, khoảng 4.760 mặt hàng tiêu dùng khác cũng lên giá. Vào cuối năm 2023, tốc độ tăng giá của các loại hàng thực phẩm bắt đầu chậm lại, khi các nhà sản xuất của nền kinh tế lớn thứ hai châu Á ngày càng lo ngại về việc doanh số bán hàng giảm. Teikoku Databank ghi nhận chỉ có 139 và 678 mặt hàng lần lượt tăng giá bán trong hai tháng 11 và 12/2023. Theo khảo sát, các hộ gia đình Nhật Bản có từ hai người trở lên đã cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm khoảng 3.685 yen mỗi tháng.Số lượng người tiêu dùng nước này chuyển đổi hình thức mua bán từ các mặt hàng tiêu dùng có giá đắt hoặc từ các thương hiệu lớn sang các nhãn hàng thuộc thương hiệu tư nhân có giá rẻ hơn, cũng như xu hướng cắt giảm số lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, đang tăng lên.
Đánh giá triển vọng năm 2024, các chuyên gia của Teikoku Databank cho rằng dự báo số lượng mặt hàng thực phẩm tăng giá trong năm tới sẽ giảm mạnh, chỉ còn khoảng 15.000 mặt hàng. Tuy nhiên, một quan chức trong Chính phủ Nhật Bản đã cảnh báo rằng giá cả có thể tiếp tục tăng đối với nhiều mặt hàng hơn so với dự báo và giá sẽ tùy thuộc vào yếu tố chi phí và biến động ngoại hối.- Từ khóa :
- nhật bản
- hàng hóa nhật bản
- kinh tế nhật bản
Tin liên quan
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Nhật Bản bắt đầu nhắm đến “dân du mục kỹ thuật số”
08:05' - 02/01/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tập đoàn bất động sản hàng đầu Nhật Bản - Mitsubishi Estate đang lên kế hoạch vận hành 10.000 căn nhà cho thuê vào năm 2030 dành cho “dân du mục kỹ thuật số”.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhật Bản siết những quy định nhận trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp
07:30' - 02/01/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật Bản (MAFF) có kế hoạch bổ sung các điều kiện về môi trường vào các khoản trợ cấp cho các cơ sở nông nghiệp.
-
Đời sống
Nhật Bản: Dân số đến tuổi trưởng thành ở mức thấp kỷ lục
07:00' - 02/01/2024
Số người tròn 18 tuổi, độ tuổi trưởng thành ở Nhật Bản, trong năm 2023 ở mức thấp kỷ lục, phản ánh tình trạng tỷ lệ sinh giảm đáng báo động tại quốc gia này.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent và WTI đồng loạt giảm 2,5% trong tuần qua
13:24' - 21/12/2024
Kết thúc phiên 20/12, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 6 xu Mỹ, tương đương 0,08%, lên 72,94 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 8 xu, tương đương 0,12%, lên 69,46 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm do lo ngại về nhu cầu năm 2025
16:55' - 20/12/2024
Chuyên gia nghiên cứu cấp cao Emril Jamil tại LSEG nhận định giá dầu thô đang chịu sức ép từ tăng trưởng nhu cầu dầu bất ổn.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu sẽ giảm vào tháng 1/2025
16:29' - 20/12/2024
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang khu vực Tây Bắc Âu có thể sẽ giảm vào đầu năm 2025, sau khi đạt mức cao kỷ lục vào tháng 11/2024.
-
Hàng hoá
Sản lượng cà phê toàn cầu tăng nhờ đóng góp của Việt Nam và Indonesia
16:06' - 20/12/2024
Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2024-2025 dự kiến sẽ tăng nhờ sản lượng tại Việt Nam và Indonesia phục hồi.
-
Hàng hoá
Giá dầu đi xuống sau tín hiệu thận trọng từ các ngân hàng trung ương
07:08' - 20/12/2024
Phiên 19/12, giá dầu giảm sau khi các ngân hàng trung ương ở Mỹ và châu Âu phát tín hiệu thận trọng về việc hạ lãi suất, làm dấy lên lo ngại hoạt động kinh tế yếu có thể làm giảm nhu cầu dầu.
-
Hàng hoá
Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết
18:16' - 19/12/2024
Do lo ngại số lượng cam trên cây không đủ để cung ứng dịp Tết, nhiều nhà vườn buộc phải từ chối nhận cọc từ khách hàng.
-
Hàng hoá
Nhận tín hiệu từ Fed, giá dầu châu Á đi xuống
17:01' - 19/12/2024
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 19/12 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ chậm lại vào năm 2025.
-
Hàng hoá
IEA: Nhu cầu than đá toàn cầu đạt kỷ lục mới
15:13' - 19/12/2024
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 18/12 cho biết nhu cầu than đá toàn cầu tiếp tục đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 và dự kiến sẽ duy trì ổn định đến năm 2027.
-
Hàng hoá
Hà Nội tổ chức Chương trình “Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024”
14:43' - 19/12/2024
Với nhiều chuỗi sự kiện liên tiếp được tổ chức, Tháng Khuyến mại Hà Nội là hoạt động thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động.