Nắm bắt thời cơ vàng phát triển khu công nghiệp xanh
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng những biến động về địa chính trị và kinh tế thế giới đang đặt ra những yêu cầu mới cho việc phát triển các khu công nghiệp – nơi được xem là nền tảng của sản xuất, logistics và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Vậy làm sao để nắm bắt thời cơ vàng phát triển khu công nghiệp xanh là nội dung được bàn thảo tại Diễn đàn Phát triển khu công nghiệp 2025 với chủ đề "Thúc đẩy phát triển khu công nghiệp: Giải pháp toàn diện và đầu tư bền vững" do Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam tổ chức hôm nay (29/5).
Giai đoạn 2025 – 2030, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển tiềm năng với làn sóng dịch chuyển sản xuất mạnh mẽ, Chính phủ và doanh nghiệp đang tiến tới xu hướng xây dựng bất động sản công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thông minh song hành cùng các yêu cầu về phát triển sinh thái, bền vững.“Xu hướng xây dựng khu công nghiệp xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn với lợi thế cạnh tranh đáng kể. Bằng việc áp dụng công nghệ xanh và giải pháp tiết kiệm năng lượng, các khu công nghiệp xanh có tiềm năng giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả sản xuất”, bà Nguyễn Thị Dung, Phó chủ tịch Tổng thư ký Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam nhận định.
Phó Chủ tịch Liên Chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam khẳng định: Đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng trong kỷ nguyên mới.
Theo thống kê của Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam, tính đến nay, cả nước đã có hơn 400 khu công nghiệp được quy hoạch; trong đó, hơn 290 khu đã đi vào hoạt động, thu hút hàng trăm tỷ USD vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Ông Trương Gia Bảo, đại diện Ban thường trực Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam, trong hơn hai thập kỷ qua, các khu công nghiệp đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, mô hình phát triển khu công nghiệp truyền thống đang đối mặt với một số tồn tại và thách thức. "Tại các khu công nghiệp, mức độ liên kết vùng và kết nối hạ tầng còn chưa cao. Chuyển đổi số và quản trị thông minh chưa được đầu tư đúng mức. Các tiêu chuẩn về môi trường, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn vẫn đang trong quá trình định hình. Hơn hết, việc thu hút nhà đầu tư có chất lượng, công nghệ cao, ít thâm dụng lao động vẫn là bài toán chưa dễ có lời giải", ông Trương Gia Bảo cho hay. Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Thông tin và Hỗ trợ đầu tư phía Bắc (Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính) cho rằng, mô hình khu công nghiệp truyền thống vốn chú trọng vào mở rộng diện tích, tận dụng lao động giá rẻ và ưu đãi về đất. Điều này đang bộc lộ nhiều hạn chế khi thiếu liên kết chuỗi, sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả, áp lực môi trường và cản trở chuyển đổi xanh. Hiện nay, cả nước mới chỉ có 6 khu công nghiệp sinh thái được thí điểm theo hỗ trợ của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh. Phần lớn khu công nghiệp vẫn đang vận hành theo mô hình truyền thống, phân tán hạ tầng xử lý, thiếu tích hợp dịch vụ hậu cần – đổi mới – đào tạo, chưa phát huy hiệu quả sử dụng đất hay năng lượng. Ngoài ra, một tỷ lệ đáng kể các khu công nghiệp chưa có hệ thống giám sát môi trường tự động, gây khó khăn cho việc quản lý phát thải. Hay về nguồn lực, chỉ 15% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có khả năng tiếp nhận công nghệ cao hoặc tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu (theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ). "Trong khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, các khu công nghiệp tiếp tục giữ vai trò then chốt trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và tạo lập động lực tăng trưởng vùng. Để đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng cao, khu công nghiệp tại Việt Nam cần một cuộc “chuyển đổi mô hình” mang tính chiến lược", ông Phạm Thanh Bình nhấn mạnh.Để giải bài toán này, theo đại diện Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính đề xuất hoàn thiện cơ chế hỗ trợ khu công nghiệp sinh thái. Theo đó, xây dựng bộ tiêu chí cấp phép, ưu đãi thuế, tín dụng cho khu công nghiệp áp dụng tuần hoàn nước, tái chế chất thải, sử dụng năng lượng sạch; khuyến khích mô hình “khu công nghiệp tuần hoàn”.
Đồng thời, phát triển hạ tầng số cho khu công nghiệp thông minh theo hướng xây dựng trung tâm điều hành IP, ứng dụng IoT, Big Data trong giám sát môi trường, an ninh, năng lượng và logistics; thiết lập các nền tảng xúc tiến đầu tư số, công khai dữ liệu quy hoạch, đất đai, logistics, dịch vụ hỗ trợ, từ đó giảm chi phí tiếp cận thông tin và tăng hiệu quả thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh đó, để phát huy lợi thế khu công nghiệp xanh cần gắn đào tạo – công nghệ – công nghiệp thông qua việc hình thành các cụm liên kết khu công nghiệp – trường nghề – trung tâm đổi mới sáng tạo”. Từ đó, tạo nguồn lao động kỹ thuật số, kỹ năng xanh, nhân lực AI – tự động hóa, sẵn sàng phục vụ sản xuất thông minh. Ngoài ra, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính đề xuất đẩy mạnh quy hoạch tích hợp vùng. Khu công không thể đơn lẻ mà phải kết nối đồng bộ với đô thị, cảng biển, cao tốc và trung tâm đổi mới sáng tạo – giáo dục – hậu cần. Điều này đòi hỏi tư duy liên ngành, phối hợp liên vùng. Về phía Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam đề xuất cần một tư duy mới, cách tiếp cận mới trong quy hoạch, phát triển và vận hành các khu công nghiệp. Lúc này, các khu công nghiệp không chỉ là nơi sản xuất, mà còn là hệ sinh thái hỗ trợ đổi mới sáng tạo, là hạt nhân kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, và là không gian phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường". Từ một nền công nghiệp định hướng xuất khẩu, Việt Nam đang tiến đến xây dựng hệ sinh thái công nghiệp xanh – số – đổi mới sáng tạo. Trong tiến trình này, mỗi khu công nghiệp cần là một hạt nhân phát triển bền vững, không chỉ thu hút đầu tư mà còn lan tỏa công nghệ, giá trị gia tăng và cơ hội việc làm chất lượng. Các đại biểu, chuyên gia kỳ vọng, với quyết tâm từ Chính phủ, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan xúc tiến, khu công nghiệp Việt Nam sẽ chuyển mình mạnh mẽ, đóng vai trò dẫn dắt trong chiến lược phát triển kinh tế xanh và hội nhập sâu rộng toàn cầu.Tin liên quan
-
Chứng khoán
CEO Group chi gần 450 tỷ đồng thành lập công ty phát triển khu công nghiệp
08:43' - 27/05/2025
HĐQT CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, mã chứng khoán CEO) vừa thông qua việc góp vốn thành lập CTCP Phát triển Khu công nghiệp C.E.O, với vốn điều lệ 450 tỷ đồng, trong đó, CEO góp tới 99%.
-
Bất động sản
Tận dụng lợi thế để phát triển khu công nghiệp sinh thái, thông minh
14:45' - 26/05/2025
Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp thông minh, dựa trên 3 nhóm lợi thế như: vị trí địa lý, động lực chính sách và cải thiện về nền tảng hạ tầng – nhân lực.
-
Bất động sản
Viglacera nằm trong Top 10 khu công nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
14:27' - 23/05/2025
Hai dự án Khu công nghiệp Yên Phong II-C và Khu công nghiệp Phú Hà của Viglacera vừa được vinh danh trong Top 10 Khu công nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG10 – 2025).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)
12:54'
Ngày 22/7/2025, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã ký ban hành Công văn "Về việc thông báo chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)".
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải đường sắt thông suốt, hành khách cần di chuyển đến nhà ga sớm
12:31'
Hiện ngành đường sắt chưa ghi nhận ảnh hưởng kết cấu hạ tầng do cơn bão số 3, vận tải thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở cửa sân bay Vân Đồn và Cát Bi từ 12 giờ trưa 22/7
12:27'
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng cho hay, hiện tại, các cảng hàng không này đã đáp ứng điều kiện tiếp nhận tàu bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1)
09:44'
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngành đường sắt đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1). Các tuyến tàu khác đang được khai thác bình thường.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng không điều chỉnh lịch khai thác tại sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân ngày 22/7
09:35'
Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025; Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng ban hành kế hoạch nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
08:51'
Thủ tướng vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
22:13' - 21/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 21/7/2025 về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chỉ đạo đảm bảo an toàn các công trình xây dựng, nhà ở, công sở
21:59' - 21/07/2025
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố chỉ đạo các nhà thầu thực hiện phương án phòng chống thiên tai, lụt, bão theo phương châm 4 tại chỗ.