Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Xây dựng ASEAN vững mạnh, đoàn kết
Tọa đàm do Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Tọa đàm có sự tham gia của hai diễn giả: nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, nguyên Trưởng SOM ASEAN Thái Lan Sihasak Puangketkaew; nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Đại sứ Phạm Quang Vinh. * Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan Phát biểu tại Tọa đàm, Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Tanee Sangrat khẳng định, Tọa đàm là cơ hội tốt nhằm tạo diễn đàn cho các học giả, nhà nghiên cứu có thể chia sẻ những quan điểm cởi mở, thẳng thắn, xoay quanh các vấn đề của ASEAN. Theo Đại sứ Tanee Sangrat, với vị thế và vai trò là những thành viên tích cực, nổi bật của ASEAN, cả Việt Nam và Thái Lan đều có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khu vực. Đại sứ hy vọng, với những kinh nghiệm ngoại giao nổi bật của hai diễn giả với ASEAN, nhiều nội dung về hợp tác, phát triển trong khu vực sẽ được bàn thảo và làm rõ tại Tọa đàm, phục vụ cho vai trò kép của Việt Nam trong năm 2020: Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Chia sẻ một số điểm chính về thành tựu cũng như kinh nghiệm khi Thái Lan đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2019, ông Sihasak Puangketkaew cho biết, khi Thái Lan tiếp quản chức vụ Chủ tịch ASEAN từ Singapore năm 2019, môi trường trong nước và thế giới có nhiều biến động lớn như: căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, chế độ bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa đa phương suy yếu dần; Thái Lan bước vào thời kỳ chuyển giao chính trị. Tuy nhiên, với những cố gắng nỗ lực, Thái Lan đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2019, đóng góp cho ASEAN nhiều thành tựu về gắn kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển thịnh vượng. Theo ông Sihasak Puangketkaew, chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN Việt Nam 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng”. Đây là hai nhiệm vụ giao thoa và bổ trợ chặt chẽ cho nhau, đồng thời góp phần duy trì sự bền vững, hòa bình của các quốc gia khu vực, từ đó xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng lấy người dân làm trung tâm.Đề cập đến mục tiêu xây dựng cộng đồng và tính gắn kết các thành viên với nhau để tạo được sự ổn định, tính trung tâm của ASEAN, ông Sihasak Puangketkaew bày tỏ hy vọng, với cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam có thể tiếp tục đưa những nội dung đàm phán còn dang dở từ Năm ASEAN 2019 đi đến thành công, đặc biệt là với Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Ông Sihasak Puangketkaew đặc biệt nhắc tới việc tăng cường tư duy chiến lược về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong ASEAN.
Theo ông Sihasak Puangketkaew, ASEAN đang theo một lộ trình đúng đắn, thu hút ngày càng nhiều sự tham gia và đóng góp của người dân khu vực, góp phần tạo nên một cộng đồng ASEAN phát triển thịnh vượng.Đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong năm Chủ tịch ASEAN 2019 của Thái Lan, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho biết, Việt Nam lựa chọn chủ đề năm Chủ tịch ASEAN 2020 “Gắn kết và chủ động thích ứng”, dựa trên nền tảng nhiệm vụ phát triển bền vững của Thái Lan trong năm 2019; đồng thời, Việt Nam sẽ tập trung xây dựng cộng đồng, kết nối cơ sở hạ tầng trong khu vực, phát triển quan hệ với các đối tác.
“Chủ đề năm 2020 của Việt Nam mang sắc thái riêng, trong đó tập trung xây dựng ASEAN vững mạnh từ bên trong, đoàn kết và phát triển nội khối; xây dựng cộng đồng hội nhập. Tại khu vực và thế giới đang diễn ra nhiều chuyển biến sâu sắc như xảy ra cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước lớn; xu hướng bảo hộ trỗi dậy; chủ nghĩa đa phương suy yếu; xuất hiện các điểm nóng trong khu vực; vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống được đặt ra; sự hiện diện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư… ; điều này đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Năm 2020 đánh dấu mốc quan trọng, là năm kiểm điểm giữa nhiệm kỳ về Tầm nhìn cộng đồng ASEAN đến năm 2025. Với cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam cần nhìn ra những việc đã và chưa làm được, đồng thời tập trung phát triển hơn nữa cộng đồng ASEAN", Đại sứ Phạm Quang Vinh nói. Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng khẳng định: "Kế thừa kinh nghiệm của Thái Lan, Việt Nam sẽ linh hoạt ứng phó trong điều kiện mới, thời cơ mới”. Ông cho rằng Việt Nam cần xây dựng ASEAN trở thành bộ phận khăng khít trong cấu trúc khu vực, trong đó tập trung bảo vệ lợi ích của tất cả các nước và khu vực dựa trên luật pháp quốc tế.Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào thời điểm vị thế, năng lực, vai trò, đóng góp của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Chính sách đối ngoại vì hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc của Việt Nam được tăng cường, điển hình như tham gia sâu hơn vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; đăng cai nhiều hội nghị quốc tế quan trọng…
Khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại thế hệ mới với tiêu chuẩn cao hơn thì điều này sẽ tạo sự gắn kết giữa nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới và khu vực; đồng thời, việc đó giúp Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng tăng năng suất lao động, dựa trên khoa học công nghệ và sáng tạo.
Cũng theo nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, với việc năm 2020 Việt Nam đảm nhiệm vai trò kép: Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nước ta sẽ kết hợp hai nhiệm vụ, làm tốt trách nhiệm, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm giữa quốc tế và khu vực, qua đó góp phần thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định và phát triển khu vực; thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, xây dựng cấu trúc khu vực ASEAN dựa trên luật pháp quốc tế. Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định: Trước tình hình chuyển biến quốc tế và khu vực, đặc biệt là những thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cạnh tranh giữa các nước lớn…, ASEAN phải vững mạnh, kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia, dân tộc với lợi ích chung khu vực, cộng đồng ASEAN; xây dựng lập trường chung của ASEAN về vấn đề ứng phó với những thay đổi mới của tình hình quốc tế và khu vực; xây dựng Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó khẳng định nguyên tắc về bảo đảm độc lập, tự chủ, hòa bình của các quốc gia thành viên trong khu vực, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực…/.Xem thêm:
>Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Tăng cường gắn kết và thống nhất ASEAN
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Góp phần tạo sự đồng thuận trong ASEAN
16:05' - 04/12/2019
Trong năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN 2020. Cùng với đó, Việt Nam còn đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020
12:56' - 18/11/2019
Ngày 18/11, tại Hà Nội, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng chủ trì họp báo quốc tế về Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020
13:24' - 06/11/2019
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã trả lời báo chí về những công việc Việt Nam sẽ triển khai sau khi đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.
-
Phân tích doanh nghiệp
VINFAST sẽ bàn giao 393 ô tô phục vụ các hội nghị trong Năm ASEAN 2020
13:16' - 06/11/2019
Sáng 6/11, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 và VINFAST ký kết và bàn giao xe VINFAST phục vụ các hội nghị trong khuôn khổ Năm ASEAN 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố chủ đề của Năm ASEAN 2020
21:45' - 04/11/2019
Phát biểu tại lễ chuyển giao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam lựa chọn “Gắn kết và Chủ động thích ứng” là chủ đề của năm ASEAN 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.