Nan giải nước sinh hoạt mùa khô tại Bến Tre
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp ghi nhận nỗ lực phòng, chống hạn mặn của tỉnh Bến Tre thời gian qua, nhất là phát huy hiệu quả giải pháp công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt. Thứ trưởng đề nghị Bến Tre cần tập trung đảm bảo và phát triển bền vững nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân; sử dụng nước mặn nuôi trồng thủy sản và quan trọng hơn là nước ngọt phục vụ phát triển công nghiệp, vùng cây ăn trái.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, Bến Tre cần có giải pháp sống chung với hạn mặn vì thường xuyên xảy ra hàng năm, nhất là đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn mặn. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình biến đổi khí hậu do Bộ đầu tư trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu dự án tiền khả thi cống âu ngăn mặn tại sông Hàm Luông.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, Bến Tre là một trong số ít tỉnh có sổ tay, in tài liệu, Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động phong trào trữ nước… chủ động từ trước. Ngoài ra, Bến Tre đã phối hợp chặt chẽ với các ban của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng các công trình phòng chống hạn mặn...
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Bùi Văn Thắm cho biết, nhận định mùa khô năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Bến Tre xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm (giai đoạn từ 2012-2023), ở mức xấp xỉ mùa khô năm 2015-2016. Tình hình xâm nhập mặn tăng cao và đạt đỉnh trên các sông chính trong tháng 3/2024. Độ mặn 4 ‰ xâm nhập cách các cửa sông chính khoảng 55-69km; độ mặn 1 ‰ xâm nhập cách các cửa sông chính khoảng 70-79km.
Để ứng phó với hạn mặn Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tổ chức đo mặn ở các trạm theo kế hoạch (22 điểm đo mặn và sử dụng số liệu tại 5 trạm đo của Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ) và thông tin đến các ngành, địa phương ngay từ đầu tháng 11/2023. Số liệu đo mặn hàng ngày tại các trạm được chuyển tiếp qua nhóm Zalo ″Phòng, chống thiên tai tỉnh Bến Tre″ để các ngành, các cấp địa phương kịp thời nắm bắt, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó phù hợp.
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi có kế hoạch đo kiểm tra độ mặn tại các công trình đầu mối, cống lấy nước (khoảng 35 điểm đo). Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đo mặn tại 32 nhà máy nước. Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre tổ chức 3 điểm đo mặn tự động để theo dõi mặn từ xa trên sông An Hóa và sông Hàm Luông, đồng thời bố trí 17 điểm đo mặn khu vực lấy nước của 5 nhà máy nước An Hiệp, Sơn Đông, Hữu Định, Chợ Lách, Lương Quới. Ngoài ra, người dân đã chủ động trang bị các máy đo mặn nhằm chủ động kiểm tra nguồn nước trước khi sử dụng, đặc biệt tại các vùng chuyên canh cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng và nuôi trồng thuỷ sản.
Cùng đó, các ngành, các cấp địa phương tích cực thực hiện tuyên truyền,phát động nhân dân, doanh nghiệp tích cực trữ nước mưa, nước ngọt bằng nhiều hình thức như: tận dụng các dụng cụ trữ nước đã được hỗ trợ; trữ nước trong các ống hồ, mái, lu, bồn chứa, túi chứa nước; đào hố trãi bạt, ngăn chứa nước trong ao hồ, mương vườn, đắp đập cục bộ từng khu vực và các biện pháp khác đảm bảo có đủ nguồn nước ngọt phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản xuất trong trường hợp xâm nhập mặn tăng đột biến, bất thường.
Bến Tre đã có hơn 7.700 ha lúa Đông Xuân thoát hạn mặn; trong đó, có 5.000 ha đã thu hoạch, ước năng suất: 60 tạ/ha, sản lượng 30.000 tấn. Tỉnh có hơn 79.000 ha cây dừa, gần 24.000 ha cây ăn trái khác đang phát triển tốt, chưa bị thiệt hại do hạn mặn. Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 67 nhà máy cấp nước sạch đang hoạt động, với tổng công suất khoảng 250.000 m³/ngày đêm, chủ yếu khai thác từ nguồn nước mặt tại chỗ để xử lý.
Ở thời điểm này, các đơn vị cấp nước đã chủ động thực hiện đo, kiểm tra độ mặn và có kế hoạch bơm lấy nước phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn, cung cấp số liệu đo mặn cho các địa phương và người dân biết để có kế hoạch trữ, sử dụng nước ngọt hợp lý; xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống RO tại các nhà máy nước; vận hành linh hoạt các phương án cấp nước (đắp đập tạm ngăn mặn tại các 4 khu vực lấy nước, chuyển nước từ các nhà máy nước có nước ngọt/độ mặn thấp đến mạng lưới cấp nước của nhà máy nước nơi có độ mặn cao, vận chuyển nước bằng sà lan, cấp nước ngọt/độ mặn thấp theo khung giờ,...).
Tuy nhiên, vấn đề nước sinh hoạt mùa khô ở tỉnh Bến Tre hiện rất nan giải do phần lớn nhà máy nước đều nhiễm mặn. Qua thống kê cho thấy, độ mặn nước sau xử lý tại khu vực huyện Ba Tri dao động từ 0,1-2,4‰; khu vực huyện Bình Đại dao động từ 0,1 – 4,9‰; khu vực huyện Thạnh Phú dao động từ 0,1 – 3,8‰; khu vực huyện Giồng Trôm dao động từ 0,1 – 5,1%; khu vực huyện Mỏ Cày Bắc dao động từ 0,1 – 4,0‰; khu vực huyện Mỏ Cày Nam dao động từ 0,2 – 4,0‰; khu vực huyện Châu Thành dao động từ 0,1 – 1,3‰. Một số các nhà máy nước tư nhân độ mặn đo được sau xử lý tại một số nhà máy nước dao động 0,1-3,5 ‰.
Được sự đầu tư của Trung ương, địa phương đến nay tại tỉnh Bến Tre có nhiều dự án, công trình thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, cơ bản kiểm soát được nguồn nước ở 2 tiểu vùng: Bắc Bến Tre và Tiểu vùng Nam Bến Tre; trong đó, dự án Hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre đã đưa vào sử dụng các công trình cống ngăn mặn giúp kiểm soát được nguồn nước từ các sông lớn. Các hệ thống cống như: cống Sa Kê, Cống Giồng Võ; Cống kênh trục 418 và công trình hồ chứa nước Kênh lấp, huyện Ba Tri đáp ứng nhu cầu dùng nước cho 200.000 dân, 100.000 gia súc, 200 cơ sở tiểu thủ công nghiệp,...tại 24 xã, thị trấn của huyện Ba Tri trong mùa khô 2023-2024.
Trước đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cùng Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến hiện trường kiểm tra cống Tân Phú thuộc dự án Jica 3 trên địa bàn huyện Châu Thành.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với hạn, mặn: Kịp thời, quyết liệt
14:18' - 12/03/2024
Từ ngày 11-20/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng dần đến giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2023.
-
Kinh tế tổng hợp
Tuyệt đối không xuống giống lúa ở vùng có nguy cơ bị xâm nhập mặn
16:17' - 11/03/2024
Các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng cửa sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày từ 10/3-14/3, 24-28/3; ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ ngày 10-13/3, 24-28/3, 08-13/4, 22-28/4.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 11 - 20/3
10:49' - 11/03/2024
Phạm vi xâm nhập mặn trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 80-90km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 60-67km; sông Hàm Luông là 57-65km; sông Cổ Chiên là 50-60km; sông Hậu là 55-60km; sông Cái Lớn là 45-52km.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Công trình ngầm nào ở Hà Nội được khuyến khích xây dựng?
10:53'
Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1).
-
Kinh tế tổng hợp
Khởi công dự án cầu gần 500 tỷ đồng phía Nam TP. Hồ Chí Minh
10:52'
Sáng 10/7/2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khởi công dự án xây dựng cầu Rạch Tôm.
-
Kinh tế tổng hợp
Phát động cao điểm thi đua tình nguyện hỗ trợ thi công đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên
10:20'
EVN và Trung ương Đoàn phát động thi đua cao điểm hỗ trợ thi công đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên, huy động sức trẻ đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm quốc gia.
-
Kinh tế tổng hợp
Công nghiệp không khói chuyển mình theo hướng xanh
10:00'
"Du lịch xanh" nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên tự nhiên, nhân văn đã và đang trở thành hướng đi được nhiều cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long lựa chọn.
-
Kinh tế tổng hợp
Hành chính công: Không để dân chờ, không để trách nhiệm trống
09:41'
Việc sáp nhập các địa phương vào TP. HCM mở ra giai đoạn phát triển mới, với thách thức lớn hơn nhưng cũng là cơ hội để khẳng định tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự nỗ lực của toàn hệ thống.
-
Kinh tế tổng hợp
Tái tạo thủy sản – Chìa khóa hút khách mới cho du lịch Đồng Tháp
09:41'
Bến sông Tiền với sự quản lý của Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hồng Ngự đã trở thành địa chỉ tin cậy, thu hút nhiều tổ chức, nhân đến thả cá phóng sinh và thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
-
Kinh tế tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh: Bờ kè Long Hải oằn mình vì rác thải
09:40'
Tại khu vực bờ kè ấp Phước Lợi thời gian gần đây xuất hiện với đủ các loại rác thải sinh hoạt như thùng xốp, hộp xốp, bao nilong, chai nhựa, bàn, ghế, nệm, ghe nhỏ… vứt ngổn ngang, xuất hiện dày đặc.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 10/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/7, sáng mai 11/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Hơn 50 hộ kinh doanh ở La Phù giao nộp 25 tấn bánh kẹo hết hạn, không rõ nguồn gốc
21:03' - 09/07/2025
Hơn 50 hộ kinh doanh tại La Phù, xã An Khánh, Hà Nội đã tự nguyện giao nộp khoảng 25 tấn thực phẩm hết hạn, không rõ nguồn gốc sau nhiều tuần tuyên truyền, vận động của cơ quan chức năng.