Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực điện
Do hệ thống lưới điện truyền tải còn nhiều nơi vận hành trong tình trạng đầy và quá tải với yêu cầu về phát triển lưới điện truyền tải số lượng và chất lượng ngày càng cao.
Trước mắt, để hoàn thành và đưa vào vận hành 64 dự án và khởi công 52 dự án truyền tải trong năm 2016 với tổng vốn đầu tư 19.663,9 tỷ đồng, bao gồm 14.215,9 tỷ đồng vốn đầu tư thuần và 5.448 tỷ đồng vốn trả nợ gốc và lãi vay, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư.
Theo ông Đặng Phan Tường, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT, Tổng công ty đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp làm lành mạnh tình hình tài chính như: điều chỉnh giá truyền tải điện, tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại các khoản nợ, các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá… Song song với đó, Tổng công ty đẩy nhanh tiến độ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thiết kế kỹ thuật, nâng cao chất lượng Tư vấn thiết kế; chất lượng và thời gian thẩm định.Trên cơ sở các quy định của các Bộ ngành và Chính phủ, xem xét hoàn thiện để thống nhất các quy định và nội dung cần thực hiện trong công tác thỏa thuận khi lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật.
Đồng thời hoàn thiện quy định và từng bước chuẩn hóa các nội dung liên quan đến công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật làm cơ sở nâng cao hiệu quả phê duyệt và đánh giá kết quả công tác tối ưu hóa chi phí trong lĩnh vực thẩm tra, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi , thiết kế kỹ thuật.
Mặt khác, ứng dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ GIS 3D và ảnh chụp hàng không trong việc khảo sát tuyến, ứng dụng phần mềm trong công tác lập dự toán qua đó nâng cao hiệu quả công tác lựa trọn tuyến và xây dựng tổng mức đầu tư và tổng dự toán sát với thực tế.
Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện các bộ Định mức chuyên ngành trong công tác khảo sát, xây lắp và chế tạo các thiết bị trong nước để sát với thực tế và phù hợp với các ứng dụng công nghệ mới hiện nay đang áp dụng, EVNNPT còn tập trung hoàn thiện thiết kế chuẩn cho trạm biến áp và đường dây.
Đồng thời “từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu, tăng cường công tác quản lý hợp đồng và quản lý chất lượng các nhà thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị. Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu không đủ năng lực làm ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ của dự án”, ông Đặng Phan Tường nhấn mạnh.
”Không chỉ từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu để thuận lợi trong việc phê duyệt và lựa chọn các nhà thầu có năng lực mạnh trong việc tham gia xây lắp và cung cấp vật tư thiết bị cho các dự án lưới điện truyền tải, EVNNPT cũng xem xét có giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các nhà thầu kém năng lực hoặc cung cấp vật tư thiết bị kém chất lượng tham gia và trúng các gói thầu đối với các dự án của Tổng công ty". Tổng Giám đốc EVNNPT , ông Vũ Ngọc Minh cho biết.
Một yếu tố không kém phần quan trọng quyết định đến hiệu quả các dự án truyền tải điện chính là c hủ động bám sát các địa phương để thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung, đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong công tác này chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Đức Tuyển, vấn đề còn lại là quản lý chặt chẽ tiến độ và chất lượng công trình, chi phí đầu tư thực hiện dự án, giảm tối thiểu phát sinh khối lượng do phải thay đổi thiết kế, xử lý chất lượng dẫn đến kéo dài hoàn thành công trình, tăng chi phí đầu tư và chi phí quản lý dự án.
Kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư trong các khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định phê duyệt. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, phương án lựa chọn công nghệ, phương thức mua sắm; Hạn chế tối đa các trường hợp chỉ định thầu... cũng là những giải pháp được Tổng công ty đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư.
Theo ông Đặng Phan Tường, năm nay, EVNNPT tiếp tục tăng cường kiểm soát dòng tiền, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tối ưu trong hoạt động đầu tư.
Đặc biệt, tập trung thu xếp các nguồn vốn vay ODA, các nguồn vốn vay thương mại nước ngoài được ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và trả vốn.
Đồng thời chủ động, linh hoạt làm việc với các ngân hàng thương mại trong nước để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với thị trường...để nâng cao hiệu quả trong đầu tư, giảm giá thành truyền tải điện.
Hiện Tổng công ty đã đ ề nghị EVN báo cáo Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ sớm có Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2414/QĐ-TTg về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện cấp bách trong giai đoạn 2013 - 2020 ; trong đó quy định cụ thể các cơ chế đặc thù, qua đó tạo điều kiện cho EVNNPT triển khai các dự án cấp bách đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.
Đối với các dự án lưới điện đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh mà đã được các tổ chức cho vay vốn ODA cam kết, EVNNPT cũng đề nghị EVN và Bộ Công Thương xem xét (đã ký biên bản ghi nhớ với chủ đầu tư) cho phép Tổng công ty được thực hiện song song các thủ tục chuẩn bị đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt với việc hoàn thiện các thủ tục PO (văn kiện của Hiệp định) theo quy định của Nghị định 38/NĐ-CP.
Chủ đầu tư chỉ được phép trao thầu khi hiệp định vay được ký kết giữa Chính phủ và tổ chức cho vay./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Đầu tư hệ thống truyền tải điện đồng bộ
07:06' - 15/02/2016
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang quyết tâm vươn lên hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực truyền tải điện.
-
Chuyển động DN
Gắn biển công trình đường dây truyền tải điện 500kV Sơn La - Lai Châu
14:02' - 24/12/2015
Công trình đường dây 500 kV Sơn La - Lai Châu và mở rộng Trạm 500 kV Sơn La có tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, truyền tải điện từ Nhà máy thủy điện Lai Châu lên hệ thống điện Quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.