Nâng chén trà khơi nguồn Tết đoàn viên
Từ núi cao xuống đồng bằng, từ thành thị đến thôn quê, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, người Việt đều yêu thích và có cách uống trà, thưởng trà phù hợp với điều kiện của mình.
Uống trà từ lâu đã là một phong tục, một nét văn hóa được phổ biến rộng rãi trong đời sống người Việt. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, chén trà càng được chú trọng, nâng niu.
Theo sử sách ghi chép, trà khởi nguồn ở các chùa, nơi gắn kết trà với đạo Phật. Cũng bởi vì lý do đó, hình thức thưởng trà được gọi là Thiền trà.
Từ chùa, hình thức thưởng trà nhanh chóng được ưa chuộng trong chốn cung đình. Thời xưa, chỉ có những người tầng lớp vua, quan, quý tộc, dòng dõi quyền quý mới được thưởng thức trà theo hình thức cầu kỳ này. Người dân thường chỉ uống loại chè tươi hái từ cây xuống.
Cùng với thời gian và những biến động của lịch sử, thú chơi trà, thưởng trà dần bị hạn chế. Tuy nhiên, không vì vậy mà văn hóa uống trà của người Việt bị mai một và mất đi.
Những nghệ nhân trà truyền thống tại Hà Nội cũng như nhiều vùng khác trên toàn quốc vẫn âm thầm gìn giữ niềm đam mê và bí quyết chế biến trà cho thế hệ sau này.
Đạo trà Việt truyền thống không mang vẻ cầu kì như trà đạo Nhật Bản, không phức tạp như đạo trà Trung Quốc và cũng không thực dụng như trà phương Tây, mà giản dị, đơn sơ nhưng vô cùng thanh tao.
Vào những ngày xuân năm mới, pha một ấm trà nóng, hương vị trà Việt dường như giúp con người giao hòa với trời đất, gần gũi hơn với thiên nhiên, khiến cho mọi lo toan thường nhật tan biến, chỉ còn lại sự bình yên, thanh tịnh với câu chuyện hàn huyên ấm cúng.
Tùy vào đặc trưng từng vùng địa lý, khí hậu và cách chế biến, người Việt đã tạo ra các thức uống khác nhau từ cây chè, nhưng nhìn chung trà được chia thành ba loại: trà hương, trà mạn và trà tươi.
Trong trà Việt, có sáu loại hoa bắt hương nhất thường được dùng để ướp trà là: nhài, cúc, ngâu, sói, mộc và sen. Bởi thế, nâng chén trà với hương hoa thoang thoảng đem lại cho người thưởng thức cảm giác thư thái, dễ chịu vô cùng.
Trà mạn là loại trà phổ biến nhất ở Việt Nam, từ búp trà tươi sao khô, phơi sấy mà thành. Dùng trà mạn, người ta chú trọng đến sự tinh tế trong cách thưởng thức hương vị trà nguyên bản nên cũng là loại trà mà các nghệ nhân tâm đắc nhất. Riêng trà tươi được sử dụng phổ biến tại nhiều làng quê, người ta thường hãm lá trà tươi rửa sạch để thiết đãi cả làng vào mỗi tối.
Thưởng trà không đơn thuần chỉ là thỏa mãn nhu cầu uống mà nó còn là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống, được đặc biệt chú trọng trong ngày Tết cổ truyền. Văn hóa uống trà của người Việt gần gũi, giản dị, nhưng cũng rất đỗi tinh tế.
Uống trà chính là cách để con người giao hòa với thiên nhiên và môi trường. Khi pha trà, màu nước trà phải vàng sánh trong xanh, hương trà, hương hoa tự nhiên phản ánh một Việt Nam với tài nguyên phong phú, thiên nhiên đa dạng.
Vị đắng chát gợi nên nỗi vất vả, cần lao của những người làm trà truyền thống bao đời nay. Hậu vị ngọt mát của trà chính là tâm hồn người Việt giàu tình, giàu nghĩa, có thủy, có chung.
Người Việt không uống nhiều trà, không uống trà đặc mà nâng chén trà với quan niệm trà mang ý nghĩa triết học về sự tế nhị và thanh tao.
Bước thưởng trà cũng được thực hiện tỉ mỉ, sử dụng nhiều loại trà cụ (dụng cụ uống trà) cần thiết để người uống có thể cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của trà.
Xưa kia, các “chân trà nhân” rất chú tâm đến điều này và mỗi bước nhỏ trong việc thưởng trà đều được định danh bằng những tên gọi riêng, như: “ngọc diệp hồi cung” (thao tác dùng thìa gỗ múc trà vào ấm) “cao sơn trường thủy” (tráng trà), “hạ sơn nhập thủy” (lần đổ nước thứ hai vào trà) “tam long giá ngọc” (dâng trà) và “du sơn lâm thủy” (ngửi hương và uống trà).
Mỗi bước đều đòi hỏi sự khéo léo, uyển chuyển. Khi rót trà phải chuyên đều các chén, đảm bảo sao cho nồng độ trà đều như nhau...
Khi uống trà, người ta uống từng ngụm nhỏ để cảm nhận hết cái vị chát đắng rồi thơm ngọt của trà, cái hơi ấm của chén trà tỏa vào hai bàn tay ấp ủ nâng chén trà trong những ngày đông lạnh giá, làm ấm lòng khách đến chơi nhà. Uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hóa và tình cảm của người đối thoại.
Chén trà ngon vẫn là mở đầu cho những câu chuyện hàn huyên, là cơ hội để gắn kết gia đình, bạn bè. Đặc biệt, trong những ngày Tết sum vầy, một ấm trà thơm ngon dường như làm cho mọi người gần nhau hơn, ấm áp hơn, làm cho những câu chuyện đầu năm thêm ý nghĩa.
Trải qua bao năm tháng, ngày nay, thưởng trà theo nếp sống hiện đại cũng có nhiều thay đổi, không quá cầu kỳ chi tiết với nhiều nguyên tắc, nghi lễ. Nơi thưởng trà có thể là không gian riêng tư tại nhà, cũng có thể ở một góc quán…
Chén trà có thể vẫn thanh khiết đậm chất truyền thống, cũng có thể là cốc trà nhúng hiện đại, như một luồng gió mới của cuộc sống hiện đại thổi vào thế giới trà, trở thành sự kết hợp hài giữa quá khứ và hiện tại, giữa nhanh và chậm, giữa động và tĩnh, giữa nóng và lạnh... Nhưng trên hết, cái hồn cốt, cái tinh thần và tình yêu đối với trà vẫn không thay đổi.
Và cứ thế, trà đã đi vào tâm hồn người Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng. Và vì thế, trà Việt không chỉ là một thứ thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày mà còn trở thành phong tục, một thú vui thanh tao của người Việt./.
- Từ khóa :
- tết
- tết nguyên đán
- tết cổ truyền
- uống trà ngày tết
Tin liên quan
-
Đời sống
Du lịch làng gốm Bát Tràng dịp Tết với giá dưới 10.000 đồng
06:29' - 19/01/2020
Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 14km.
-
Đời sống
Nét đặc trưng của mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền
06:02' - 19/01/2020
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn.
-
Đời sống
Những lời chúc Tết Canh Tý 2020 độc đáo dí dỏm
08:02' - 18/01/2020
Những câu chúc Tết Nguyên Đán chân thành, để nhận lại vô vàn yêu thương. Tuyển tập những câu chúc Tết Canh Tý 2020 hay độc đáo và dí dỏm dưới đây sẽ khơi thông ý tưởng và cảm xúc nơi bạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 22/2
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 22/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 22/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Google sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam ứng dụng AI trong giáo dục và đào tạo
20:33' - 21/02/2025
Google sẵn sàng cung cấp cho toàn bộ học sinh, giáo viên tại Việt Nam tài khoản truy cập miễn phí gói giải pháp Google Works, Google Space cũng như Google Classroom (lớp học Google).
-
Đời sống
Hà Nội là một trong những điểm đến được yêu thích nhất mọi thời đại
10:34' - 21/02/2025
Trong khuôn khổ giải thưởng Traverler’s Choice Awards Best of the Best Destinations, Thủ đô Hà Nội được vinh danh tại hạng mục Top 25 điểm đến được yêu thích nhất mọi thời đại với vị trí thứ 14.
-
Đời sống
Lan tỏa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại Bỉ
09:27' - 21/02/2025
Cho đến nay, Kênh Việt đã mở được hai tủ sách Việt tại Bỉ. Ngoài tủ sách đặt tại nhà hàng Hanoi Station ở Brussels, một tủ sách khác cũng được đặt tại một nhà hàng ở thành phố Ostende.
-
Đời sống
Quảng bá văn hoá, ẩm thực Việt Nam đến bạn bè Mỹ
08:29' - 21/02/2025
Tiệc buffet với các món ăn bún chả, nem rán, mứt tết… đã đem lại ấn tượng sâu sắc cho các thành viên CED về nền ẩm thực Việt Nam tinh tế, đa dạng và có lợi cho sức khoẻ.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 21/2
05:00' - 21/02/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 21/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 21/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
15:21' - 20/02/2025
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đã có những đóng góp quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
-
Đời sống
Tôn vinh tiếng Việt: Gìn giữ sự kết nối với cội nguồn dân tộc
09:54' - 20/02/2025
Nằm ở trung tâm thành phố Fukuoka của Nhật Bản, có một ngôi trường mang tên Trường Học viện ngôn ngữ và văn hóa Đại Việt.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 20/2
05:00' - 20/02/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 20/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 20/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.