Nâng tầm giá trị cà phê Việt - Bài 1: Vẫn ở phân khúc thấp
Trải qua hàng trăm năm, đến nay Việt Nam có hơn 710.000 ha trồng cà phê, năng suất đạt 28,2 tạ/ha, cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Ngành hàng cà phê đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 600.000 hộ nông dân, với 2 triệu lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng trồng cà phê khác trên cả nước.
Bài 1: Vẫn ở phân khúc thấp
Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và nhiều năm liền đứng đầu xuất khẩu cà phê nhân Robusta. Việt Nam đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất cà phê hàng hoá lớn nhưng nhìn chung người trồng cà phê vẫn chưa có được lợi nhuận tương xứng. Bởi, cà phê Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, người tiêu dùng thế giới còn chưa biết nhiều đến cà phê Việt Nam.
Chưa hưởng lợi nhiều
Tây Nguyên nổi danh với những vùng cà phê bạt ngàn, với diện tích hơn 653.000 ha chiếm 91,2% diện tích và 93,2% sản lượng cà phê của cả nước. Cây cà phê không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà có ý nghĩa to vớn về văn hóa, du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của đại đa số người dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay, người nông dân vẫn chưa thực sự được hưởng sự “thịnh vượng” từ cây trồng có giá trị xuất khẩu tỷ đô đem lại.
Ông Lê Văn Thức, xã K’Dang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai trồng 6 sào (6.000 m2) cây cà phê. Không chỉ là “nguồn sinh kế”, vườn cà phê còn song hành cùng với gia đình ông từ khi nghèo khó đến nay. Tuy nhiên, ông Thức cho biết, những năm gần đây, giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, dẫn đến người nông dân lãi không đáng kể từ cây cà phê. Niên vụ 2021-2022, gia đình ông thu được 80 triệu đồng tiền cà phê, trừ chi phí phân bón, nhân công thu hái, chăm sóc hết 40 triệu đồng. Như vậy, một năm chăm sóc, gia đình ông lãi gần 40 triệu đồng từ 6 sào cà phê. Còn gia đình ông Nguyễn Văn Thu, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk trồng 1 ha cà phê đã hơn 30 năm nay. Theo ông Thu, nông dân trồng cà phê hiện nay gặp nhiều khó khăn khi chi phí đầu vào cao, giá đầu ra thấp dẫn đến nông dân thu lãi thấp, có thời điểm không đủ trang trải chi phí đầu tư. Ông Thu kiến nghị, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần nghiên cứu, có phương án để giá cà phê đạt hơn 60.000 đồng/kg cà phê nhân chất lượng cao và ổn định. Ngành chức năng cũng cần đồng hành, hỗ trợ người dân để có giải pháp giảm chi phí đầu vào và sản xuất đạt yêu cầu của thị trường. Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông cho biết, tỉnh hiện có gần 140.000 ha trồng cà phê, tổng sản lượng ước đạt 356.612 tấn/năm. Cà phê được trồng tại Đắk Nông chủ yếu là cà phê vối Robusta (chiếm 99% diện tích), là ngành hàng chủ lực của tỉnh, chiếm giá trị xuất khẩu hàng năm tương đối lớn, song phần lớn vẫn bán trung gian thông qua các thương lái, chủ yếu bán ở dạng thô nên giá trị gia tăng thấp. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu và tìm giải pháp nhằm hình thành, phát triển chuỗi ngành hàng cà phê bền vững; ít bị tác động, ảnh hưởng bởi các vấn đề về bất ổn thị trường, giới hạn nguồn cung khi mà quỹ đất cho canh tác cà phê ngày càng hạn hẹp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng cà phê của tỉnh Đắk Nông trong tương lai theo hướng bền vững, đa giá trị, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tích hợp. Theo đại diện Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH), trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể là ngành cà phê, chi phí sản xuất còn cao, đặc biệt là cho phân bón và nhân công. Người sản xuất vẫn sử dụng quá mức lượng phân bón hóa học và nước tưới dẫn đến cạn kiệt và suy thoái tài nguyên đất và nguồn nước ngầm. Hầu hết diện tích cà phê của Việt Nam được sản xuất bởi các nông hộ cá thể, (khoảng 90%), với diện tích bình quân từ 0,8 - 1,2 ha/hộ trong khi diện tích vẫn đang độc canh cây cà phê chiếm phần lớn. 95% sản lượng cà phê đều được thu mua qua thương lái và đại lý trung gian (Đại lý/Công ty địa phương) trước khi đến công ty chế biến thương mại khiến chi phí tăng cao, gây nhiều khó khăn trong quản lý chất lượng và thúc đẩy tính minh bạch như truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị. Ngoài giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, nhìn chung, thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam nói chung, vùng Tây Nguyên nói riêng hiện nay đang gặp nhiều hạn chế, thiếu bền vững như: quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; diện tích trồng chưa gắn với vùng nguyên liệu, quy hoạch nên thiếu tính bền vững; khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác chưa hợp lý (bón phân không cân đối, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chưa coi trọng cây che bóng và chắn gió, thu hái không đảm bảo độ chín). Mặt khác, người sản xuất cà phê chưa có tiếng nói trong các quan hệ liên kết ngành hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra, nên thường chịu thiệt thòi và chưa bảo vệ được lợi ích của chính mình. Một số mô hình liên kết nông dân đã được thành lập gần đây như nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã nhưng chưa nhiều, quy mô nhỏ, vẫn phụ thuộc vào các tác nhân cung ứng dịch vụ, chưa hình thành chuỗi giá trị có hiệu quả, chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa phát huy được tiếng nói và vị thế của người nông dân sản xuất cà phê.Giá trị ở phân khúc thấp
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay diện tích canh tác cà phê cả nước khoảng 710.600 ha trải rộng trên 20 tỉnh; trong đó diện tích cho thu hoạch là 653.200 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 1,845 triệu tấn. Diện tích và sản lượng đều có xu hướng tăng trong 5 năm gần đây. Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và nhiều năm liền đứng đầu xuất khẩu cà phê nhân Robusta.
Sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn 2015-2021 dao động trong khoảng 1,2 - 1,68 triệu tấn cà phê các loại, tương đương với kim ngạch xuất khẩu từ 2,3 - 3,9 tỷ USD. Riêng năm 2022, giá trị xuất khẩu cà phê cà phê đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 4 tỷ USD. Cà phê nhân của Việt Nam đã xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ và chiếm 10% thị phần thị trường cà phê nhân thế giới. Việt Nam đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất cà phê hàng hoá lớn, tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm nghìn hộ nông dân. Mặc dù đã đạt được những thành tựu không nhỏ, ngành cà phê của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để đạt được mục tiêu sản xuất cà phê bền vững; trong đó nổi bật là vấn đề chất lượng (quản lý sử dụng đầu vào trong canh tác, mở rộng diện tích cà phê có chứng nhận, chế biến cà phê, xuất khẩu...). Trong thương mại, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, cà phê Việt Nam được trộn lẫn với cà phê từ các nước khác để chế biến nhiều sản phẩm cà phê khác nhau nên người tiêu dùng không biết đến cà phê Việt Nam. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới, nên dù đứng hàng đầu về sản lượng xuất khẩu cà phê, Việt Nam chỉ đứng thứ 10 về giá trị. Vùng Tây Nguyên có diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha; trong đó có khoảng 1,3 triệu ha là đất đỏ Bazan màu mỡ cùng với khí hậu thuận lợi, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây cà phê. Tuy nhiên, để duy trì đà phát triển, ngành cà phê vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn. Cụ thể là giá trị cà phê chủ yếu vẫn thuộc phân khúc cấp thấp; xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô; tổ chức sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ; chất lượng chưa đồng đều; công nghệ chế biến sâu còn hạn chế là một trong những thách thức khi phải đáp ứng các thị trường lớn với yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao./.Nâng tầm giá trị cà phê Việt – Bài 2: Mở rộng Chương trình tái canh cà phê
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tây Ban Nha tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam
12:30' - 16/03/2023
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha từ thị trường thế giới tăng từ 27,53% trong năm 2021 lên 30,16% trong năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa sản phẩm truyền thống vào siêu thị
19:55'
Chương trình kết nối giữa các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống của Cố đô Huế với siêu thị ở thị trường tiêu dùng rộng lớn như Thành phố Hồ Chí Minh mang lại nhiều kết quả thiết thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc trở lại: Tự tin vượt mục tiêu 10 tỷ USD
19:24'
Xuất khẩu thủy sản đang tự tin sẽ đạt và vượt mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 202.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
18:49'
Tính từ đầu năm đến nay, bình quân một tháng cả nước có hơn 20.200 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
18:33'
Đầu 2021, hai dự án đã tạm dừng thi công và từ đó đến nay chưa giải quyết được các vướng mắc, chưa có cơ chế để xử lý các vấn đề khó khăn liên quan đến dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Quyết liệt hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công
18:07'
Để đạt mục tiêu kế hoạch 95%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng Chính phủ để ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa hai dự án bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 vào hoạt động trong 6 tháng tới
17:05'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan xử lý dứt điểm Dự án Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam để đưa vào hoạt động trong vòng 6 tháng tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới
15:08'
Thủ tướng nhấn mạnh, nếu tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7% thì chúng ta sẽ đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc cùng Online Friday 2024
14:35'
Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những nhãn hàng uy tín.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
13:16'
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.