Nâng vị thế cạnh tranh cho ngành mía đường Việt Nam
* Nhiều thách thức
Qua 25 năm xây dựng và thực hiện chương trình “Một triệu tấn đường”, ngành mía đường Việt Nam đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo việc làm cho hơn 350.000 hộ nông dân, chủ động được nguồn đường sản xuất trong nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường vào Việt Nam đã giảm bình quân từ 85% xuống 5% (đường thô giảm từ 80% xuống còn 5% và đường trắng giảm từ 85% xuống còn 5%) từ 1/1/2020. Điều này đã khiến lượng đường nhập khẩu từ khu vực ASEAN tăng vọt.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, đạt xấp xỉ 1,5 triệu tấn, gấp đôi lượng đường sản xuất trong nước. Trong đó, một lượng đáng kể được nhập từ Thái Lan.
Điều đáng nói, ngành mía đường của các quốc gia trong khu vực được trợ giá rất lớn từ Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, Chính phủ Thái Lan đã tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath, tương đương 317 triệu USD. Mức tài trợ này đã giúp giá thành mía đường của Thái Lan ở mức rất cạnh tranh.
Đường mía Thái Lan nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường cũng như các hộ nông dân trồng mía trên cả nước.
Nếu như trước đây, năng lực sản xuất của doanh nghiệp mía đường trong nước vào khoảng 1,5-1,6 triệu tấn thì đến nay giảm chỉ còn một nửa.
Niên vụ 2019-2020, diện tích trồng mía đã giảm 15-20%, dự báo, sẽ làm thiếu hụt nguồn cung mía nguyên liệu cho các nhà máy trong năm nay.
Hiện tại, Việt Nam chỉ còn 29/40 nhà máy đường còn hoạt động, tổng lượng mía chỉ đạt 5.290.000 tấn, tương đương 530.000 tấn đường.
* Những dấu hiệu tích cực
Bước sang năm 2021, ngành mía đường Việt Nam đón nhiều tin vui. Giá đường trong nước có xu hướng tăng nhờ vào tác động tích cực của chiều tăng giá đường thế giới.
Theo đó, từ đầu năm 2021, giá đường thế giới tăng giá nhiều phiên liên tiếp và thậm chí lên mức cao kỷ lục sau 3,5 năm.
Giá đường thô tháng 3/2021 là 16,41 US cent/lb, tiếp tục tăng 3,6% so với tháng trước. Tại thị trường trong nước, giá mua mía ở miền Nam và miền Trung đã tăng đến mức bình quân 950.000 đồng/tấn tại ruộng. Tại miền Bắc bình quân 900.000 đồng/tấn...
Đặc biệt đứng trước những khó khăn của ngành mía đường, ngày 9-2-2021, Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan với mức 48,88% cho đường tinh và 33,88% cho đường thô.
Thông tin này, ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất mía đường, mang lại kỳ vọng tăng trưởng cho ngành mía đường Việt trong năm mới.
Mức thuế 44,88% với đường tinh luyện và 33,88% đối với đường thô do Bộ Công Thương đưa ra tương đối hợp lý bởi mức chênh lệch giá đường nội địa so với đường Thái Lan khá tương đồng với mức thuế này.
Do đó, quyết định này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và sân chơi công bằng cho đường của Việt Nam ở thị trường nội địa.
Song song với đó, dù không được kỳ vọng sẽ ngay lập tức vực dậy ngành mía đường nhưng sẽ giúp chặn đứng đà lao dốc của ngành này.
Đồng thời, sẽ giúp tạo sinh kế bền vững cho người nông dân trồng mía ở các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng biên giới khi không có loại cây thay thế nào phù hợp.
Với những tín hiệu tích cực từ thị trường và chính sách, cùng những nỗ lực vươn lên từ cả doanh nghiệp và nông dân, ngành mía đường Việt Nam được kỳ vọng sẽ từng bước khôi phục sản xuất nội địa trong năm 2021 và mở ra triển vọng tăng cao vị thế cạnh tranh trên bản đồ mía đường quốc tế.
Tuy nhiên, để ngành mía đường Việt Nam có thể thực sự phục hồi sản xuất và cất cánh, theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện chính sách nông nghiệp, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời; về dài hạn rất cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt những giải pháp chiến lược, như: sàng lọc, tái cơ cấu và tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu và nhà máy sản xuất hoạt động hiệu quả, năng suất; đầu tư nghiêm túc cho công nghệ nhằm tối ưu hóa quy mô, đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía và phế phụ phẩm.
Các doanh nghiệp mía đường cũng được khuyến cáo cần tận dụng cơ hội để xây dựng lại các chuỗi liên kết với người nông dân, hình thành lại vùng nguyên liệu chất lượng sau thời gian dài bị gián đoạn vì phải giảm công suất.
Doanh nghiệp cũng cần đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, với mức giá cạnh tranh, hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp để có thể chắc chân trên thị trường.
Ngoài ra, theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, doanh nghiệp mía đường cần tận dụng tốt hơn các phụ phẩm từ ngành mía đường. Cụ thể, ngoài các sản phẩm đường, ngành đường còn có hai phụ phẩm là mật rỉ và bã mía.
Từ mật rỉ có thể dùng làm nguyên liệu chế biến thành cồn thực phẩm hoặc cồn nhiên liệu để làm xăng sinh học. Từ bã mía có thể dùng làm nhiên liệu đốt để tạo ra năng lượng điện sinh khối... ./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Giá mía nguyên liệu tăng
07:30' - 31/03/2021
Hiện, mía nguyên liệu đạt 10 chữ đường được Công ty Mía đường Trà Vinh thu mua tại ruộng là 1.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Cây mía mang "vị ngọt" cho nông dân Gia Lai
14:21' - 10/03/2021
Niên vụ mía 2020-2021 tại Gia Lai đã giúp hàng nghìn người dân có thu nhập khá do năng suất mía năm nay tăng cao hơn so với năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai ngay giải pháp để giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế
20:28' - 24/05/2025
Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp về tình hình thị trường vàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xử lý nghiêm tạo giá ảo, lũng loạn thị trường bất động sản
19:05' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý nghiêm đầu cơ, tạo giá ảo, thao túng, lũng loạn thị trường bất động sản; yêu cầu tăng cung, giảm giá, đảm bảo người dân tiếp cận nhà ở công bằng, bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đòn bẩy chính sách giúp doanh nghiệp tự tin để bứt phá
18:24' - 24/05/2025
Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68) được ban hành được coi là đòn bẩy giúp cộng đồng doanh nghiệp tự tin, bứt phá trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
16:48' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành liên quan tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18' - 24/05/2025
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31' - 24/05/2025
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30' - 24/05/2025
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59' - 24/05/2025
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31' - 24/05/2025
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.