NDT gia nhập SDR: Sự khởi đầu của trật tự kinh tế thế giới mới?
Đồng NDT đã trở thành đồng tiền đầu tiên không thuộc về quốc gia là đồng minh của Mỹ nằm trong Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Những vị trí còn lại trong giỏ tiền tệ quốc tế này thuộc về Vương quốc Anh, Khu vực sử dụng đồng euro và Nhật Bản.
IMF (cùng với Ngân hàng Thế giới) là những thể chế chủ chốt của trật tự thế giới mà Mỹ và các đồng minh tham gia hiệp ước Bretton Woods năm 1944 xây dựng lên.
Việc IMF "kết nạp" đồng NDT vào giỏ SDR diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang cố gắng cải tổ hệ thống này theo hướng ưu tiên những cường quốc mới - nỗ lực mà Mỹ phủ quyết suốt năm năm qua.
Trong giai đoạn tăng trưởng gần đây nhất của thế giới, cụ thể là từ năm 2000 đến năm 2008, sức mạnh kinh tế của một số quốc gia nghèo nhất thế giới - dẫn đầu là nhóm "BRICS" (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) - đã tăng mạnh.
Cuộc khủng hoảng năm 2008, đã tàn phá nặng nề Mỹ cùng các đồng minh công nghiệp của họ, làm nảy sinh nhu cầu cần phải cải tổ cơ chế bỏ phiếu của IMF. Đặc biệt là trong trường hợp châu Âu, vị trí của châu lục này trong IMF không phản ánh đúng sức mạnh tài chính của họ.
Trên thực tế, trong năm năm qua, châu Âu nhận được những khoản tiền nhiều chưa từng có của IMF.
Năm 2010, một cuộc cải cách đã được soạn thảo nhằm tăng gấp đôi số tiền đóng góp cho IMF từ tất cả các thành viên, đồng thời cân bằng lại một số tỷ lệ bỏ phiếu, tăng số phiếu cho Trung Quốc và Nga, và đưa Ấn Độ và Brazil vào nhóm 10 nước hàng đầu trong IMF.
Tuy nhiên, suốt năm năm qua, Mỹ - nước duy nhất có quyền phủ quyết - không chịu thông qua cuộc cải cách này. Lý do rất rõ ràng: Mỹ không muốn phải cấp thêm vốn cho tổ chức này hay bỏ phiếu tán thành một cuộc cải tổ làm suy giảm quyền lực của họ trên vũ đài quốc tế.
Kết quả là BRICS đã thiết lập những thể chế để thách thức trực tiếp các thể chế của Bretton Woods. Nhiều ngân hàng phát triển và nhiều thỏa thuận dự trữ tiền tệ theo kiểu IMF đã xuất hiện.
Thậm chí, dường như đáng ngại hơn cả cho Mỹ là hầu hết các đồng minh của họ đã tham gia một trong những thể chế này - đó là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á.
Tất cả những diễn biến kể trên khiến cho việc Trung Quốc được gia nhập rổ tiền tệ dự trữ quốc tế có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Nếu thị phần của Mỹ trong GDP của thế giới tiếp tục giảm, về lâu dài, việc Trung Quốc gia nhập SDR có thể sẽ có những tác động đáng kể. Vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới mà đồng USD đang đảm đương có thể dần trở nên lỗi thời.
Trong khi đó, tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” phiên bản tiếng Anh phát hành tại Hong Kong ngày 1/12 đưa tin trong thông báo ngày 30/11, IMF cho biết đồng NDT “đã đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn hiện hành” để trở thành một trong những đồng tiền dự trữ quốc tế.
Như vậy, đồng NDT, còn được biết đến với tên gọi renminbi, sẽ cùng đồng USD, đồng euro, đồng yen Nhật Bản và đồng bảng Anh góp mặt trong giỏ tiền tệ mà IMF sử dụng như một tài sản dự trữ quốc tế.
SDR được sử dụng như một tiêu chuẩn trong các giao dịch với 188 chính phủ các nước thành viên của IMF. Quyết định trên của IMF sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/10/2016 và động thái này được xem là một sự thừa nhận những tiến bộ về tài chính và kinh tế của Trung Quốc sau nhiều năm cải cách, mặc dù nỗ lực này cần được tiếp tục đẩy mạnh.
Trung Quốc đã và đang có những bước thay đổi đối với hệ thống tài chính của nước này trong năm nay.
Bắc Kinh đã dỡ bỏ sự kiểm soát đối với lãi suất huy động và cho vay, mở cửa thị trường trái phiếu liên ngân hàng cho các ngân hàng trung ương nước ngoài, điều chỉnh các cơ chế hình thành tỷ giá (hối đoái) đồng NDT nhằm giúp cho các lực lượng thị trường đóng vai trò lớn hơn, và tăng tần số phát hành một số dữ liệu tài chính của đất nước.
Trung Quốc đã hoàn thiện tất cả những điều này với mục tiêu rõ ràng là IMF sẽ thừa nhận NDT là một đồng tiền ổn định, bất chấp nền kinh tế đang yếu đi và những nguy cơ tài chính ngày càng tăng cao.
Trong khi chuyên gia phân tích Liu Dongliang thuộc Ngân hàng Merchants của Trung Quốc cho rằng quyết định của IMF sẽ “không có tác động trực tiếp” đối với giá trị đồng NDT. Hồ sơ toàn cầu của đồng tiền này sẽ được quyết định bởi việc liệu nó có rẻ và dễ sử dụng trong các thanh toán hay không.
“Điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải mở cửa các thị trường tài chính nội địa và chấp nhận các luật lệ quốc tế và Trung Quốc sẽ tiến hành điều đó một cách thận trọng”, ông Liu Dongliang nói.
Một số ngân hàng như Standard Chartered của Anh và Merrill Lynch của Mỹ hi vọng đồng NDT sẽ giảm xuống từ 2% đến 9% trong năm tới./.
Minh Nga (TTXVN tại New York)Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF quyết định đưa đồng NDT của Trung Quốc vào giỏ tiền tệ quốc tế
08:11' - 01/12/2015
Ngày 30/11, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đủ điều kiện để đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng NDT sẽ được giao dịch tự do vào năm 2020
17:01' - 04/11/2015
Từ nay cho đến năm 2020 Trung Quốc sẽ cho phép đồng nhân dân tệ (NDT) được giao dịch tự do. Điều này có thể làm dịu căng thẳng về thương mại với Mỹ và các nước khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.