Nền tảng thương mại điện tử Temu gặp rắc rối ở châu Âu
Mặc dù mới chỉ gia nhập thị trường Liên minh châu Âu (EU) vào năm ngoái, nhưng Temu thuộc sự điều hành của công ty thương mại điện tử PDD Holdings (Trung Quốc) đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường châu lục này bằng chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và giá cả cạnh tranh. Trung bình có khoảng 92 triệu người sử dụng nền tảng trên hằng tháng tại châu lục này.
Trong thông báo, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết cuộc điều tra sẽ xem xét các hệ thống quản lý bán hàng của Temu và cách thức đề xuất sản phẩm cho người tiêu dùng cũng như liệu nền tảng này có tuân thủ nghĩa vụ cung cấp cho các nhà nghiên cứu thị trường quyền truy cập vào dữ liệu công khai của Temu hay không. Các nhà điều tra cũng sẽ xem xét những rủi ro tiềm ẩn từ thiết kế của nền tảng có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người dùng hay không.
Cuộc điều tra được tiến hành theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của EU nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động của các nền tảng trực tuyến của các công ty công nghệ quy mô lớn trên thế giới, qua đó đem lại không gian lành mạnh cho người dùng.
Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EC, bà Margrethe Vestager khẳng định mục tiêu của cuộc điều tra là đảm bảo Temu tuân thủ các tiêu chuẩn của EU và không gây hại cho người tiêu dùng. Quan chức này nói thêm EU muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của nền tảng Temu để hạn chế việc bán các sản phẩm bất hợp pháp. Temu cũng sẽ phải giải thích các biện pháp mà nền tảng này đang thực hiện để giải quyết mọi rủi ro có thể nảy sinh từ dịch vụ của mình, bao gồm các chương trình phần thưởng cho khách hàng.
EU lưu ý không có thời hạn chót để hoàn tất cuộc điều tra và có nguy cơ đối mặt với án phạt nặng trong trường hợp phát hiện vi phạm.
Về phần mình, Temu cho biết sẽ hợp tác với EU. Trong thông báo, người phát ngôn của Temu khẳng định nền tảng này sẽ thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ theo DSA, tiếp tục đầu tư để tăng cường các biện pháp hỗ trợ thực thi pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên nền tảng của mình.
Người phát ngôn cũng cho biết Temu đang xem xét tham gia một nhóm bao gồm các nền tảng thương mại điện tử và thương hiệu lớn để ngăn chặn việc bán sản phẩm giả trực tuyến ở châu Âu.
- Từ khóa :
- liên minh châu âu
- EU
- nền tảng thương mại điện tử
- Temu
Tin liên quan
-
Tài chính
Kiên quyết xử lý đối tượng cố tình vi phạm pháp luật thuế trên sàn thương mại điện tử
17:29' - 31/10/2024
Quản lý thuế trên các sàn thương mại điện tử vốn là vấn đề nóng trong thời gian gần đây.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng đưa 80% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử vào năm 2025
08:04' - 31/10/2024
Các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Khánh Hòa đã từng bước tạo dựng được thương hiệu, mang những nét đặc trưng vùng đất “rừng trầm, biển yến”.
-
Phân tích - Dự báo
Những trở ngại của “tứ tiểu long” thương mại điện tử Trung Quốc
05:30' - 31/10/2024
Nền tảng thương mại điện tử Temu đã có mặt tại 82 thị trường, với doanh thu đạt 20 tỷ USD chỉ trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng này đang gặp khó khăn tại một số nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá ngay nguy cơ, rủi ro với sản phẩm giá rẻ trên sàn thương mại điện tử
11:12' - 28/10/2024
Sự xuất hiện của các sản phẩm giá rẻ trên sàn thương mại điện tử Temu bán hàng rầm rộ ở thị trường Việt Nam đang làm “nóng” các phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cải thiện năng lực trong ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số
16:51'
Những thay đổi tích cực từ quản lý nhà nước, doanh nghiệp đến thói quen tiêu dùng của người dân qua thương mại điện tử đã đánh dấu bước tiến của chuyển đổi số và thương mại điện tử Việt Nam.
-
DN cần biết
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025
19:55' - 05/11/2024
Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm: Giám định mức suy giảm khả năng lao động; Trợ cấp tai nạn lao động.
-
DN cần biết
Tái định vị trải nghiệm người tiêu dùng ở sân bay
18:49' - 05/11/2024
Với đặc thù là ngành lấy trải nghiệm khách hàng là trọng tâm, việc các sân bay không ngừng cải thiện sản phẩm, dịch vụ sẽ vừa giữ vững vị thế, vừa thu hút khách hàng.
-
DN cần biết
Xây dựng chương trình hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp tận dụng FTA
16:33' - 04/11/2024
Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong quá trình thực thi các FTA phải đối mặt với khó khăn như thiếu nguồn lực, thiếu nguồn thông tin về hoạt động hỗ trợ.
-
DN cần biết
Các "gã khổng lồ" công nghệ tiếp tục đổ tiền vào lĩnh vực AI
13:18' - 04/11/2024
Báo cáo tài chính tuần này cho thấy chi tiêu vốn của bốn "gã khổng lồ" công nghệ trong quý III/2024 tăng hơn 62% so với cùng kỳ năm ngoái, lên khoảng 60 tỷ USD.
-
DN cần biết
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho ngành bán dẫn
21:44' - 02/11/2024
Chính phủ Nhật Bản đã lập ra một kế hoạch hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp bán dẫn của nước này, tận dụng các tài sản tại tập đoàn NTT để chi trả cho một chương trình kéo dài trong nhiều năm.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12
17:24' - 02/11/2024
Căn cứ Điều 15 và khoản 3 Điều 16 Thông tư số 37/2019/TT-BCT, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12/2024.
-
DN cần biết
Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc
12:33' - 02/11/2024
Ngày 25/9/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
10:46' - 02/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 28/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.