Nga chào đón các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, trước thềm loạt diễn đàn quốc tế về kinh tế và văn hóa, trong hai ngày 15 và 16/3, Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh và lãnh đạo khối kinh tế của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã có chuyến công tác đầu tiên đến St. Petersburg, thành phố quan trọng thứ hai của Nga sau thủ đô Moskva và là một trong những trung tâm hợp tác nhiều mặt với các địa phương của Việt Nam.
Tại buổi làm việc ở trụ sở hành chính Smolnyi ngày 16/3 - cũng từng là trụ sở của Chính quyền cách mạng Xô Viết vào năm 1917 - với Thống đốc St.Petersburg Gheorgy Poltavchenko, Đại sứ Ngô Đức Mạnh cho biết ông chọn St.Petersburg làm địa chỉ công tác đầu tiên tại Nga trước hết là muốn ghi nhận quan hệ tốt đẹp của lãnh đạo thành phố đối với cộng đồng Việt Nam, sau nữa là vì thành phố này chính là nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân đến đầu tiên 95 năm trước đây, khi Người tới Nga tìm đường cứu nước.
Trên cương vị mới, Đại sứ mong muốn và quyết tâm tạo được xung lực mới cho mối quan hệ truyền thống tốt đẹp đó với trọng tâm là hợp tác kinh tế, nối dài thêm cây cầu thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đến với St.Petersburg và ngược lại.
Với cương vị là người đại diện cao nhất của Việt Nam tại LB Nga, Đại sứ Ngô Đức Mạnh đã thông báo với ban lãnh đạo thành phố St.Petersburg những thông tin cập nhật mới nhất về thực tiễn tình hình Việt Nam, về chính sách mới trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, về những xu thế và định hướng ưu tiên.
Qua nắm bắt địa bàn, Đại sứ cho rằng hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất có thể trở thành điểm kết nối trọng tâm trong thời gian tới đây của hai nước. Trong định hướng phát triển, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã giao nhiệm vụ từ nay đến năm 2020, đất nước cần đạt con số 1 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo ra cú huých đáng kể tăng kim ngạch thương mại, góp phần phấn đấu đạt mục tiêu 10 tỷ USD song phương vào năm 2020 như lãnh đạo hai nước đã đặt ra. Hợp tác đó rất cần đến vai trò “bà đỡ” và “tư vấn” của cơ quan thương vụ, phòng kinh tế và Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga cùng sự phối hợp và ủng hộ từ phía chính quyền sở tại.
Về phần mình, Thống đốc Poltavchenko chỉ ra rằng ở thành phố có tới 160 dân tộc sinh sống như St.Petersburg, cộng đồng Việt Nam luôn tìm thấy điều kiện phù hợp và dễ chịu trong môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc ở đây để hội nhập và hòa nhập thuận lợi vào xã hội.
Trong cộng đồng đã có không ít các doanh nhân thành công, đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố cũng như tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động hai nước.
Với lực lượng 400.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, St.Petersburg sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và sự ủng hộ mang tính hệ thống đối với các đối tác Việt Nam.
Theo Thống đốc, ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại thành phố du lịch St.Petersburg chắc chắn rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp này. Hai bên nhất trí sẽ phối hợp tổ chức loạt diễn đàn, hội thảo xúc tiến đầu tư và kinh doanh, tạo thêm nhiều cầu nối cho doanh nghiệp hai nước.
Trước cuộc gặp này, Đại sứ Ngô Đức Mạnh đã gặp lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại chính quyền thành phố St.Petersburg, thăm trường Đại học Tổng hợp quốc gia St.Petersburg để nắm bắt thêm thông tin hữu ích và đưa ra những đề xuất khả thi.
Là cơ sở giáo dục đại học và sau đại học lớn thứ hai của Nga, chỉ sau đại học MGU danh tiếng, trường Đại học Tổng hợp quốc gia St.Petersburg hiện là cái nôi của ngành Đông Phương học tại Nga, với Viện Hồ Chí Minh.
Cơ sở giáo dục này là nơi đào tạo các chuyên ngành liên quan đến Việt Nam học cũng như các chuyên gia ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam chất lượng cao. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp của trường hiện đang làm việc tại các tập đoàn, các công ty lớn liên doanh hoặc hợp tác với Việt Nam.
Tuy nhiên, do trường không trực thuộc Bộ Giáo dục và khoa học Nga nên chưa nhận đào tạo sinh viên Việt Nam diện thỏa thuận chính phủ. Đại sứ Ngô Đức Mạnh đã đề nghị tìm kiếm cơ hội cho sinh viên Việt Nam. Hiệu trưởng Nikolay Kropachev đã nhất trí và cam kết hoàn toàn ủng hộ đề nghị này.
Để bắt đầu, ông đề nghị Đại sứ Việt Nam tham gia Hội đồng Chương trình đào tạo, một dự án mà trường tiến hành nhằm ghi nhận các đánh giá, nhận xét từ bên ngoài về chương trình, chất lượng đào tạo của mình, để kịp thời cải tiến và nâng cao chất lượng, đồng thời nắm bắt nhu cầu đối với các chuyên ngành đào tạo của trường.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại St.Petersburg, đoàn đại biểu Đại sứ quán Việt Nam đã gặp gỡ đại diện các hội đoàn của cộng đồng, tìm hiểu tình hình sinh sống, kinh doanh, học tập của người Việt Nam tại thành phố, lắng nghe các nguyện vọng và tâm tư của bà con để có những biện pháp hỗ trợ, bảo hộ và động viên kịp thời./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nghịch lý về chất lượng thực phẩm của người Nga
05:30' - 17/03/2018
“Báo Độc Lập” (Nga) số ra ngày 12/3 có bài viết cho hay Nga là nước có nghịch lý của người nông dân. Trong những năm gần đây, xuất khẩu ngũ cốc liên tục tăng song cơ cấu dinh dưỡng lại xấu đi đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Nga khẳng định sẽ trục xuất các nhà ngoại giao Anh
16:51' - 16/03/2018
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 16/3 khẳng định Nga chắc chắn sẽ có biện pháp trả đũa về ngoại giao đối với Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng lệnh trừng phạt mới của Mỹ
15:54' - 16/03/2018
Thứ tưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 16/3 cho biết Moskva sẽ đáp trả việc Mỹ mới áp đặt các lệnh trừng phạt, bằng cách mở rộng "danh sách đen" gồm các công dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga Putin kêu gọi người dân đi bỏ phiếu cho tương lai nước Nga
15:31' - 16/03/2018
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi người dân nước này tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 18/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.