Nghịch lý về chất lượng thực phẩm của người Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân giảm sử dụng sữa, rau củ, hoa quả hay cá. Chính bởi vậy cho tới nay, tại Nga, người ta không mấy hoan nghênh các báo cáo về kỷ lục tăng xuất khẩu ngũ cốc của các quan chức và các bộ, ngành có liên quan.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/2 đã hứa với người nông dân rằng các sản phẩm nông nghiệp trong nước sẽ luôn rẻ hơn hàng nhập khẩu và vẫn giữ nguyên chất lượng của chúng.
Ngày 12/3, Tổng thống Vladimir Putin đã tham gia các phiên họp toàn thể của Diễn đàn các nhà sản xuất nông nghiệp toàn Nga tại thành phố Krasnodar. Chương trình nghị sự khá căng thẳng nhưng vẫn có những giây phút thư giãn.
Người đứng đầu nhà nước đã yêu cầu chính phủ xem xét lại tình hình ưu đãi tín dụng đối với các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ, đồng thời giao nhiệm vụ giám sát chất lượng các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu cho Ủy ban giám sát toàn Nga nhằm tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong việc chinh phục các thị trường mới.
Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Nông nghiệp Aleksandr Tkachev một lần nữa nói về những thành công trong trồng trọt và xuất khẩu ngũ cốc. Vị bộ trưởng này hứa hẹn về “những mùa thu hoạch lớn” trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Nhưng mỗi khi người nông dân có thể tự hào về thành quả của họ thì lại xuất hiện những vấn đề về việc tiêu thụ thực phẩm của người dân trong nước.
Giám đốc Trung tâm chính sách thực phẩm nông nghiệp thuộc Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng, Viện kinh tế nhà nước và quản lý hành chính Liên bang Nga Natalia Shagaida cho rằng người nông dân không được hưởng lợi từ việc tăng xuất khẩu ngũ cốc: bánh mỳ không rẻ đi, thức ăn thì không cân bằng.
Trả lời báo “Độc lập”, bà Shagaida cho biết thu nhập của người dân sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu thụ thực phẩm của họ. Năm 2017, người dân bắt đầu khôi phục lại lượng thực phẩm tiêu thụ, vốn đã giảm liên tục từ tháng 8/2014. Tăng trưởng, bắt đầu từ tháng 7/2016 vào khoảng 1-3% so với cùng kỳ năm trước đó. Dự kiến, đến tháng 1/2018, người dân vẫn mua ít hơn so với thời điểm tháng 1/2016.
Được biết, thu nhập của người dân đã suy giảm 4 năm liên tiếp, và chính điều này đã tác động tiêu cực đến nhu cầu tất cả các sản phẩm thực phẩm. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người năm 2017 đã giảm xuống 5,6 kg từ mức 233,4 kg vào năm 2016.
Đồng thời, các nhà sản xuất nông nghiệp của liên bang Nga đã tăng sản xuất sữa năm 2017 tới hơn 3,5%. Do nhu cầu của người dân thấp nên sản phẩm sữa dư thừa phải lưu lại trong kho. Tính đến cuối năm 2017, lượng tồn kho bao gồm 23 tấn bơ, 30.000 tấn sữa bột, 64 tấn pho-mát và các sản phẩm pho-mát.
Sữa, cá, thịt, rau củ và hoa quả - là những sản phẩm có giá trị nhất trong chế độ ăn uống. Về lý thuyết, một người lớn phải ăn tới 59 kg thịt, 18 kg cá, 115 kg rau củ, 60 kg hoa quả, 1 tấn khoai tây, 127 kg bánh mỳ và bột mỳ trong 1 năm.
Vào tháng 1/2018, Bộ trưởng Lao động và bảo trợ xã hội Nga Maksim Topilin đã nói rằng các thực phẩm có trong giỏ hàng tiêu dùng đã giảm mạnh so với các tiêu chuẩn về ăn uống do Bộ Y tế khuyến nghị hồi năm 2016 và hứa sẽ xem xét lại vấn đề này.
Quan chức này cho biết trong giỏ hàng hiện tại chủ yếu là các sản phẩm bánh mỳ và khoai tây, ngược lại, có quá ít các sản phẩm thịt và cá, rau củ và hoa quả. Nhiệm vụ chính là đưa giỏ hàng tiêu dùng mới tiệm cận với bộ sản phẩm thực phẩm tối ưu nhất.
Trung tâm nghiên cứu thực phẩm, công nghệ sinh học và an toàn thực phẩm liên bang đã chỉ ra “hệ thống dinh dưỡng chất lượng nhất” được nhà dinh dưỡng học người Anh đưa ra cách đây không lâu. Theo đó, thực đơn tốt nhất cho sức khỏe và tuổi thọ là chế độ ăn uống của dân làng thời đại Victoria: ngũ cốc, rau quả tươi, cá, sữa và một lượng không lớn thịt.
Đúng là hệ thống dinh dưỡng trên không hề nêu lên số lượng bao nhiêu trong khẩu phần của người dân Victoria, ví dụ như cá. Nhưng Bộ Y tế đã xác định rõ rằng một người Nga cần phải sử dụng không dưới 22 kg cá trong 1 năm để đảm bảo sức khỏe. Nhưng mức này chỉ đạt được trong các năm 2013 và 2014 với các con số tương ứng là 22,9 kg và 22 kg.
Phó Chủ tịch thứ nhất của Trung tâm “Hỗ trợ Nga” Pavel Sigal cho rằng sự suy giảm thu nhập thực tế của người dân đã khiến chế độ thực phẩm bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh dân số đang nghèo đi mà lại có được chế độ ăn uống tích cực, người dân sẽ chuyển đổi sang phương án nền kinh tế tự cung tự cấp. Trong trường hợp ngược lại, nếu biên giới và nền kinh tế mở cửa, người dân sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm rẻ nhất mà không cần suy nghĩ về chất lượng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công khai chỉ trích Nga xâm nhập hệ thống năng lượng của Mỹ
12:59' - 16/03/2018
Ngày 15/3 Mỹ đã cáo buộc Nga thực hiện một chiến dịch kéo dài ít nhất 2 năm với các cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống năng lượng của Mỹ, trong đó có cả các cơ sở hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Các thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp Nga vẫn sôi động
20:44' - 15/03/2018
Trong tháng Hai, ngân hàng VTB đã chi 2,5 tỷ USD để mua lại 29,1% cổ phần của chuỗi siêu thị Magnit. Đây là thương vụ M&A lớn nhất giữa các doanh nghiệp Nga kể từ đầu năm tới nay.
-
Kinh tế Thế giới
Báo Nga: 40% người dân không có khả năng thích ứng với khủng hoảng
06:30' - 14/03/2018
Báo Vedomosti (Nga) số ra ngày 8/3 có bài viết cho hay gần 40% người Nga không có đủ nguồn lực để thích ứng với khủng hoảng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Putin: Xuất khẩu nông sản của Nga đang tăng cao
10:36' - 13/03/2018
Doanh thu từ xuất khẩu các sản phẩm của tổ hợp công nông nghiệp (APK) của Nga đang tăng lên và hy vọng trong tương lai sẽ có mặt trong nhóm dẫn đầu trên thị trường nông nghiệp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga: Hồi sinh nền kinh tế là thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ
12:09' - 12/03/2018
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định phát triển kinh tế là thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ vừa qua, góp phần đưa quy mô ngành kinh tế của "xứ Bạch Dương" tăng lên gấp đôi.
-
Kinh tế Thế giới
BRI – Rủi ro đối với Nga?
06:30' - 12/03/2018
Tạp chí Đời sống quốc tế (Nga) có bài phân tích về triển vọng sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc nhân hội thảo bàn tròn “Vành đai con đường tơ lụa: Thực tế và triển vọng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.