Nga chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử với Việt Nam
Chiều 18/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã tiếp, làm việc với đoàn cán bộ chuyên gia và doanh nghiệp lớn của Liên bang Nga trong lĩnh vực xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn thông tin mạng do ông Mamonov, Thứ trưởng Bộ Phát triển số, thông tin liên lạc và truyền thông đại chúng dẫn đầu, sang thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 18-20/2.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Medvedev (tháng 11/2018), tại cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với phía Nga, trọng tâm là lĩnh vực hạ tầng giao thông, cách mạng công nghiệp 4.0 và đề nghị phía Nga hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Tháng 12/2018, Đoàn công tác của Việt Nam do Bộ trưởng Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã đến Liên bang Nga để nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn thông tin mạng và nhận được cam kết hỗ trợ, hợp tác từ phía Chính phủ Nga.
Trong chuyến khảo sát này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, thông tin liên lạc và truyền thông đại chúng Liên bang Nga đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực xây dựng Chính phủ điện tử.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Nga là nước có những chiến lược, chương trình xây dựng Chính phủ điện tử và đạt được nền tảng, hệ thống thông tin quan trọng phục vụ Chính phủ điện tử như Cổng điện tử thống nhất các dịch vụ và chức năng của Chính phủ (EPGU), hệ thống thống nhất định danh và xác thực (ESIA), hệ thống phối hợp hành động điện tử liên bộ ngành (SMEV), hệ thống nền tảng quốc gia cho xử lý dữ liệu phân tán (NPROD)…
Sự thành công của Nga được cộng đồng quốc tế ghi nhận, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Nga năm 2018 xếp thứ 32/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển rất cao và xếp thứ 10 thế giới về an ninh mạng năm 2017.
Tại Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các cấp, các ngành đang rất quan tâm chỉ đạo thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, gắn kết với cải cách hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Thủ tướng đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và giao Văn phòng Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.
Trong đó, Việt Nam sẽ tập trung vào 4 trụ cột là con người, thể chế/quy trình, công nghệ và nguồn lực. Đặc biệt, trong giai đoạn 2019-2020, Việt Nam sẽ triển khai một số đề án tập trung vào thiết lập nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, xây dựng và đưa vào vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia để đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đồng thời tiếp tục thúc đẩy việc nâng cao chất lượng phục vụ thông qua Trung tâm phục vụ hành chính công và dần thiết lập các đô thị thông minh.
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là vấn đề khó nhất. Ở Việt Nam, bộ, ngành, địa phương nào cũng có trung tâm dữ liệu, các dữ liệu nằm phân tán, không phải dữ liệu tinh, chưa được chuẩn hóa, số liệu không được cập nhật.
Để khắc phục tình trạng là một trong số các nước có nguy cơ cao về mất an toàn, an ninh thông tin và các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước dễ trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ xấu, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc nâng cao khả năng phòng, chống tấn công mạng, lộ lọt thông tin, cũng như phát huy tối đa năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay.
Một thực tế được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu ra là Việt Nam hiện chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chưa có mã định danh công dân; 63 tỉnh, thành phố hiện đều thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhưng mới chỉ khoanh ở phạm vi “biên giới của tỉnh”; các ngành như hải quan, bảo hiểm xã hội, thuế, kế hoạch – đầu tư đều có cơ sở dữ liệu riêng nhưng chỉ kết nối được theo ngành dọc mà chưa kết nối ngang, các ngành khác không truy cập được vì thiếu đồng bộ.
Do vậy, Việt Nam mong muốn Nga chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống Chính phủ điện tử và hỗ trợ, tư vấn Văn phòng Chính phủ thiết kế Cổng Dịch vụ công quốc gia, giải pháp định danh, xác thực điện tử trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và các hệ thống tương tác với người dân, doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm triển khai đô thị thông minh, mô hình Trung tâm hành chính công Moscow và khả năng áp dụng tại Việt Nam…
Thứ trưởng Bộ Phát triển số, thông tin liên lạc và truyền thông đại chúng Liên bang Nga Mamonov cho biết, phần mềm các dịch vụ công của Chính phủ Nga được các nước đánh giá cao. Nga cũng có những công nghệ về xây dựng thành phố thông minh.
Qua theo dõi sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Đoàn đánh giá cao mục tiêu Việt Nam đặt ra là trở thành quốc gia có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử ở mức cao. Phía Nga cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam trong đào tạo cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an ninh mạng.
Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) thông tin, theo đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2018 của Việt Nam xếp hạng 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trong đó, chỉ số dịch vụ công xếp 59/193, chỉ số hạ tầng viễn thông 100/193, chỉ số nguồn nhân lực 120/193. Hiện Việt Nam đang gặp 4 khó khăn và thách thức trong xây dựng Chính phủ điện tử, đó là về con người, thể chế, công nghệ và nguồn lực.
Mục tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2025 là hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; nâng xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng từ 10 – 15 bậc vào năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Để đạt được những mục tiêu này, Việt Nam cần xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử.
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Liên bang Nga đã giới thiệu về các thế mạnh hệ thống nền tảng quốc gia trong xử lý dữ liệu phân tán, hệ thống bảo đảm an toàn thông tin, trung tâm dịch vụ công quốc gia. Đoàn sẽ chia 3 nhóm làm việc với các đối tác Việt Nam để trao đổi sâu về các vấn đề hai bên cùng quan tâm./.
- Từ khóa :
- chính phủ điện tử
- chính phủ số
- nga
- việt nam
- an ninh mạng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm, làm việc với một số cơ quan, đơn vị
17:18' - 11/02/2019
Ngày 11/2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã thăm, chúc Tết và làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Agribank, VNPT.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tạo động lực và áp lực trách nhiệm với mỗi cán bộ, công chức
08:41' - 05/02/2019
Năm 2019, Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nhấn mạnh phải tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tạo động lực và áp lực trách nhiệm đối với mỗi cán bộ, công chức… để bứt phá vươn lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo vị thế và phát triển bứt phá trong năm 2019
13:54' - 04/02/2019
Năm 2019, với phương châm “Tiên phong đổi mới, nắm bắt cơ hội”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết tâm tận dụng các cơ hội để phát triển bứt phá.
-
Doanh nghiệp
Phát triển kinh tế số để cạnh tranh toàn cầu
11:19' - 29/01/2019
Có được nền kinh tế số mạnh mẽ chính là cách thức giúp Việt Nam tiến tới cạnh tranh toàn cầu; đồng thời, khai thác hết tiềm năng và thế mạnh vốn có.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Phúc xúc tiến hợp tác thương mại, đầu tư tại Mỹ
21:33' - 30/03/2023
Ngày 30/3, đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc đã có chuyến làm việc tại New York (Mỹ).
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương thể chế hóa Nghị quyết số 30 về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế
20:22' - 30/03/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 179/CĐ-TTg về việc thể chế hóa Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/03/2023 của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát hiện sai phạm khi thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm
19:01' - 30/03/2023
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ Tài chính đã tổ chức đoàn thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức gỡ nút thắt vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức - Long Thành
18:46' - 30/03/2023
Ngày 30/3, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc bố trí vốn đối ứng của dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ bản hoàn thành việc trả tiền bồi thường dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
18:37' - 30/03/2023
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Tháp phối hợp với UBND huyện Cao Lãnh tổ chức chi trả tiền bồi thường cho người dân có diện tích đất thuộc Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn rót vào các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tăng hơn 21%
18:00' - 30/03/2023
Trong quý 1 năm 2023, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh ở các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đạt 90,14 triệu USD, tăng 21,36% so cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023: Cưỡi trên ngọn sóng số
17:38' - 30/03/2023
Việt Nam vẫn duy trì được vị trí trong nhóm 50 quốc gia đổi mới sáng tạo dẫn đầu (Việt Nam đứng thứ 44/132 nước) là một nỗ lực rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh cần có những cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển đột phá
16:19' - 30/03/2023
Theo ông Phan Văn Mãi, TP.HCM phải được xác định là cực tăng trưởng của vùng động lực kinh tế Việt Nam, là đầu tàu, trung tâm về nhiều mặt, là địa phương có năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá phương án đầu tư nâng cấp sân bay Côn Đảo
16:10' - 30/03/2023
Cục Hàng không Việt Nam cho biết vừa có văn bản báo cáo về công tác triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo.