Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm, làm việc với một số cơ quan, đơn vị
* Cán bộ phải có đạo đức trong sáng, trách nhiệm, tự trọng
Đến thăm và làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh trong năm 2019, hoàn tất toàn bộ thủ tục chuyển giao 19 tập đoàn, tổng công ty về Ủy ban.Việc bàn giao xong chỉ là bước đầu, mỗi tập đoàn, tổng công ty có sức sống, tập quán riêng, Ủy ban phải dày công nghiên cứu truyền thống lịch sử, văn hóa hình thành, phát triển, hiểu “tính nết”, nắm vững thực trạng, “chân tơ, kẽ tóc” của từng đơn vị để có cách ứng xử phù hợp với từng lĩnh vực.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan phát hiện, tổng hợp các khó khăn, bất cập khi bàn giao, tiếp nhận, nhất là vướng mắc trong phối hợp giữa các bộ quản lý nhà nước – chủ quản của các tập đoàn, tổng công ty, với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ủy ban.
Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban tiếp tục kiện toàn, sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ, công chức để có đội ngũ cán bộ tinh, gọn, có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới và có đạo đức trong sáng, trách nhiệm, tự trọng và có khát vọng.Cán bộ của Ủy ban phải tinh hoa, dạn dày kinh nghiệm, am hiểu tình hình trong nước và thế giới. Mỗi cán bộ phải đủ năng lực làm một đề án độc lập về cải cách và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trở thành chuyên viên về quản lý vốn, am tường về kinh tế, kỹ thuật của ngành, về kế toán, tài chính để tham mưu, đề xuất, “độc lập tác chiến”.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung tái cơ cấu toàn diện, đổi mới sắp xếp, nâng cao hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty đã tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ kép: một mặt tạo ra năng lực sản xuất mới; một mặt giải quyết các tồn đọng cũ, các dự án, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả; cắt giảm năng lực sản xuất dư thừa mà thực chất là đã ở dạng “chết lâm sàng” nhưng chưa xử lý được, để năm 2019 có hiệu quả rõ rệt về hoàn thành các chỉ tiêu đã giao cho các tập đoàn, tổng công ty. Phó Thủ tướng cho biết cuối quý I/2019 sẽ công bố sách trắng về thực trạng doanh nghiệp để minh bạch hóa. Tinh thần là hàng năm sẽ công bố sách trắng để công bố thực trạng của các loại hình doanh nghiệp, so hiệu quả sử dụng đồng vốn giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác, từ đó nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách. Để đạt được yêu cầu trên, Phó Thủ tướng cho rằng, Ủy ban cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình hành động của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, kết luận của Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, phải “thuộc bài mới làm tròn vai”.Thực hiện thoái toàn bộ vốn không phải lĩnh vực kinh doanh chính ra khỏi tập đoàn, tổng công ty, ở những lĩnh vực, địa bàn không cần nắm giữ, trừ trường hợp đặc biệt; chấm dứt việc phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Cần tăng cường xây dựng văn hóa trong ngôi nhà chung của Ủy ban, xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, đồng tâm nhất trí, tích cực chủ động phối hợp các cơ quan ở bên trong.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho biết, nhận thức trách nhiệm của mình, Ủy ban đã nhanh chóng hình thành bộ khung và kêu gọi các tập đoàn giới thiệu nhân sự để tham mưu chuyên môn sâu. Phương châm hoạt động của Ủy ban trong năm 2019 là “đoàn kết, tâm huyết, trách nhiệm và hiệu quả”, mỗi cán bộ, bên cạnh việc phải có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, phải có tinh thần đoàn kết, gắn bó, tâm huyết để thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao.Ông mong muốn các bộ, ngành ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban, có cơ chế phối hợp mang tính nguyên tắc bởi hiện nay, có nơi có luồng tư tưởng đã giao doanh nghiệp về Ủy ban là hết trách nhiệm, sự phối hợp chưa sát, chưa sâu sắc. Bên cạnh đó, cần tháo gỡ các vướng mắc về cơ sở pháp lý, tránh xung đột pháp luật và xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa bộ, ngành với Ủy ban tốt hơn.
*Cần bám sát trận địa "nông nghiệp, nông dân, nông thôn" Thăm, làm việc với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận những nỗ lực của Agribank trong 5 năm qua với việc tái cơ cấu thành công giai đoạn I. Phó Thủ tướng cho rằng năm 2018 là năm kết thúc “có hậu” với Agribank, khi các chỉ số về dư nợ tín dụng, lợi nhuận trước thuế đều tốt lên, nợ xấu nội bản giảm so với năm 2017.Là ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam, gắn với “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn), đến 70% dư nợ tín dụng là dành cho “tam nông” - lĩnh vực chiến lược mà Đảng, Nhà nước quan tâm. “Những kết quả này đã đóng góp vào nhiệm vụ của ngành Ngân hàng nói chung, vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới nói riêng. Hình ảnh Agribank đẹp hơn nhiều trong con mắt người dân”, Phó Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh đến nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, Phó Thủ tướng yêu cầu Agribank đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, có địa chỉ, chất lượng cao cho nền kinh tế, bám sát lĩnh vực tam nông. Tiếp tục tập trung triển khai tái cơ cấu thành công giai đoạn II hoàn thành trước thời hạn các chỉ tiêu đề ra, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu; sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức nội bộ bên trong phù hợp với tình hình hiện nay. Theo Phó Thủ tướng, với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ tài chính (fintech), những ưu thế về mạng lưới giảm sẽ bớt đi.Do đó, Ngân hàng phải cơ cấu lại bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, quản trị, chỉ huy điều hành thuận lợi hơn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu cách mạng 4.0, nhưng vẫn phải “bám sát trận địa là nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sát tới từng người dân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, từng hợp tác xã, nông trại, trang trại”.
Cùng với đó, tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng cho tam nông, cung ứng đủ vốn cho sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, cùng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tài chính vĩ mô góp phần đẩy lùi tín dụng đen; đồng thời đặt ra mục tiêu làm sạch nợ tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam – VAMC”.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong năm 2019, Agribank có định hướng và giải pháp sớm ứng dụng các thành tựu của cách mạng 4.0 trong lĩnh vực hoạt động về tín dụng, nhất là phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ có giá trị gia tăng cao nhưng phi tín dụng; xây dựng ngân hàng số, tái cơ cấu đội ngũ mạnh mẽ hơn nữa nâng cao hơn nữa thu nhập của người lao động. Một trong những trọng điểm của Agribank trong năm 2019 là đẩy nhanh tiến độ, các bước chuẩn bị để chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng thương mại cổ phần, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối năm 2019 hoặc chậm nhất là đầu năm 2020. Hiện Agribank là ngân hàng duy nhất 100% vốn nhà nước, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phối hợp với Agribank giải quyết các tồn đọng về mặt pháp lý, tài chính, xây dựng phương án sử dụng đất, làm tốt công tác thẩm định, đánh giá giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa… Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo, hỗ trợ Agribank triển khai các bước cổ phần hóa đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định pháp luật và tối đa hóa lợi ích của nhà nước. Ông Trịnh Ngọc Khánh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, từ một ngân hàng có tổng tài sản 1.500 tỷ đồng, nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng, nợ xấu trên 10%, đến nay, Agribank đã có tổng tài sản 1,3 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1 triệu tỷ đồng (tăng trưởng 14,6%), tỷ lệ nợ xấu theo phương án cơ cấu lại là 2,98%.Tổng nguồn dự phòng xử lý rủi ro còn lại gần 20.000 tỷ đồng, đủ khả năng mua trước hạn toàn bộ nợ đã bán cho VAMC. Lợi nhuận của Agribank năm 2018 đạt 7.525 tỷ đồng.
*VNPT phải trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ số Tại Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNTP), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, gần 5 năm thực hiện tái cơ cấu, VNPT đã có bước chuyển mạnh mẽ, năm 2018 doanh thu đạt gần 155.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 25% so với thực hiện năm 2017, tốc độ tăng trưởng 25,3%, thu nhập bình quân của người lao động lên đến 28 triệu đồng/tháng, đây là những con số rất ấn tượng.Vấn đề quan trọng là trong bối cảnh vừa thực hiện tái cơ cấu, vừa chịu sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, VNPT đã bước dầu thể hiện vai trò tiên phong dẫn dắt trong xây dựng Chính phủ điện tử, tham gia tích cực trong việc thiết lập nền tảng hạ tầng số, thúc đẩy chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, đô thị thông minh…
“Chính phủ đánh giá VNPT cơ bản đã thực hiện được vai trò dẫn dắt và đi tiên phong trong cách mạng công nghiệp 4.0, là một trong số ít tập đoàn xây dựng được chiến lược 4.0. Sau giai đoạn chuyển mình, VNPT dần trở lại phong độ vốn có trước đây”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, VNPT là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ truyền thông, viễn thông trước đây thì sứ mệnh và tầm nhìn của VNPT trong thời gian tới là phải trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ số tại Việt Nam vào năm 2025, trung tâm giao dịch số tại Đông Nam Á và châu Á vào năm 2030.VNPT cần phát triển hệ sinh thái cho phát triển công nghệ 4.0 và công nghệ số trên 3 trụ cột: hạ tầng số, tài nguyên số và chính sách chuyển đổi số. VNPT phải là tập đoàn tiên phong trong việc tạo ra hệ sinh thái cho việc chuyển đổi số tại Việt Nam, bao gồm phát triển hạ tầng số, hạ tầng cung ứng mạng lưới viễn thông, trong đó có việc phát triển công nghệ 5G ngay trong 2019, giúp Chính phủ tạo tài nguyên số, thiết kế các chính sách chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, các chính sách đầu tư cho công dân số, an toàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này…
VNPT cùng với các bộ, ngành, địa phương giúp Chính phủ hoàn thiện khung kiến trúc số, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu, phân tích và chủ động đề xuất một số mô hình chuẩn trong việc chuyển đổi số, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, chuẩn bị tốt các điều kiện để IPO công ty mẹ VNPT vào cuối năm 2019 một cách cẩn trọng nhất, toàn diện, đầy đủ nhất, đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm và đảm bảo lợi ích cao nhất của đất nước.Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh VNPT cần phát huy tinh thần đoàn kết, đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, là Đảng bộ trong sạch vững mạnh của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, tiếp tục tái cơ cấu thành công giai đoạn II.
Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long cho biết, lợi nhuận của Tập đoàn năm 2018 đạt 6.445 tỷ đồng, tổng doanh thu 154.210 tỷ đồng, nộp ngân sách 4.476 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu là 10,2%./. Xem thêm:Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tạo động lực và áp lực trách nhiệm với mỗi cán bộ, công chức
08:41' - 05/02/2019
Năm 2019, Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nhấn mạnh phải tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tạo động lực và áp lực trách nhiệm đối với mỗi cán bộ, công chức… để bứt phá vươn lên.
-
Kinh tế Việt Nam
PTT Vương Đình Huệ: Đổi mới tư duy trong thu hút và sử dụng vốn FDI
15:13' - 29/01/2019
Sáng 29/1, Đoàn công tác Chính phủ do UV Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dẫn đầu, đã làm việc với thành phố Hà Nội về tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc tại Bắc Ninh về tình hình thu hút FDI
20:02' - 25/01/2019
Bắc Ninh cần quan tâm đến phát triển bền vững, chăm lo phát triển doanh nghiệp trong nước cùng với doanh nghiệp FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khảo sát tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng
19:13' - 25/01/2019
Việt Nam đã và đang tiếp cận với các Hiệp định thương mại, mở ra cơ hội mới, vận hội mới. Các nhà đầu tư cũng mong muốn tính nhất quán trong hoạch định, tính nghiêm minh trong thực thi chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
PTT Vương Đình Huệ: Cần tháo gỡ rào cản để kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển
18:54' - 19/01/2019
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ rõ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phải xác định rõ chiến lược phát triển, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nhiệm vụ quan trọng là tập trung phân bổ đầu tư công
17:18' - 16/01/2019
Tháo gỡ nút thắt các công trình hạ tầng quốc gia và tập trung phân bổ đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng của kinh tế Việt Nam năm tới đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.