Nga nghiên cứu xây tuyến đường ống khí đốt thứ hai sang Trung Quốc
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga ngày 18/5 cho biết đang tiến hành nghiên cứu về tính khả thi của dự án xây dựng tuyến đường ống vận chuyển khí đốt thứ hai sang Trung Quốc, qua đó tăng gấp đôi khối lượng khí đốt mà Gazprom có thể cung cấp cho nước này.
Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Giám đốc điều hành Gazprom, ông Alexei Miller cho hay “mục tiêu là kết nối cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt phía Tây và phía Đông của Nga".
Ý tưởng về tuyến đường ống vận chuyển khí đốt “Sức mạnh Siberia” thứ hai đã được thảo luận trong vài năm qua nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu năng lượng của Nga sang Trung Quốc.
Phần đường ống dài hơn 2.000 km nằm trong lãnh thổ Nga của tuyến “Sức mạnh Siberia” thứ nhất đã được khánh thành vào cuối năm 2019 và có thể vận chuyển lên đến 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm tới thành phố Thượng Hải khi phần đường ống nằm trong lãnh thổ Trung Quốc được hoàn thành vào năm 2022 hoặc 2023.
Trong khi tuyến đường ống thứ nhất kết nối với các mỏ khí đốt ở miền Đông nước Nga, thì tuyến đường ống mới có thể sẽ kết nối với các mỏ khí ở miền Tây nước này, như mỏ khí trên Bán đảo Yamal.
Mặc dù ông Miller không đề cập đến thời điểm dự kiến xây dựng tuyến đường ống mới, song cho biết nó có thể vận chuyển tới 50 tỷ m3 khí đốt mỗi năm và có thể đi qua Mông Cổ.
Năm 2014, Trung Quốc và Nga đã ký thỏa thuận cung cấp khí đốt trong vòng 30 năm với giá trị hợp đồng ước tính 400 tỷ USD./.
>>>Lợi nhuận ròng của Gazprom giảm 17% trong năm 2019
- Từ khóa :
- nga
- trung quốc
- khí đốt
- đường ống vận chuyển khí đốt
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Mỹ gia hạn miễn trừ Iraq được nhập khẩu khí đốt từ Iran
08:17' - 27/04/2020
Dự kiến quyết định miễn trừ sẽ hết hạn vào ngày 26/5.
-
Hàng hoá
Giá khí đốt xuống thấp giúp nhiều nước châu Á bỏ dần nhiên liệu than
06:00' - 24/04/2020
Lần đầu tiên giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại các thị trường ở Đông Á rẻ chỉ bằng than, một dấu mốc có thể khiến khu vực này sớm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi nhiên liệu chủ chốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51'
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10'
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09' - 03/07/2025
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26' - 03/07/2025
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17' - 03/07/2025
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.