Ngân hàng trước thách thức giới hạn tăng trưởng tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang áp dụng linh hoạt chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng; trong đó có thời điểm, mỗi quý trong năm có thể điều chỉnh giới hạn tăng trưởng tín dụng một lần để phù hợp với thực tế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một trong những chính sách có ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, qua rà soát thực tiễn triển khai do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, nhiều doanh nghiệp phản ánh cơ sở pháp lý của chính sách này rất mỏng.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng chỉ trong những trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng. Như vậy quy định này không rõ ràng biện pháp giới hạn tăng trưởng tín dụng sẽ được áp dụng rộng rãi, đại trà cho tất cả các tổ chức tín dụng hàng năm hay chỉ áp dụng cho một số tổ chức tín dụng mà qua thanh tra, giám sát phát hiện có rủi ro cao hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Chính điểm không rõ ràng này có thể dẫn tới nguy cơ tùy nghi phân bổ giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI khuyến nghị, cần bổ sung và điều chỉnh quy định về chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng. Theo đó, giới hạn tăng trưởng tín dụng (hay còn gọi là room tín dụng) là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ đang được tranh luận khá nhiều trong giới chuyên môn. Phần lớn các chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, qua nghiên cứu và kinh nghiệm đều cho thấy thực tế trên thị trường tài chính quốc tế, các quốc gia đã không còn sử dụng công cụ này để điều hành. Việc sử dụng công cụ giới hạn tăng trưởng tín dụng còn có thể gây ra việc phát triển thiếu cạnh tranh, minh bạch, tạo cơ chế xin - cho, dễ phát sinh tiêu cực…Theo Chuyên gia Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), công cụ giới hạn tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước sử dụng để điều hành và có hiệu quả trong giai đoạn cách đây khoảng 11 năm, thời điểm mà lạm phát tăng cao. Hiện nay, khi nền kinh tế không chịu sức ép tương tự như giai đoạn trước đây, sức khỏe của hệ thống cũng đã khác, thì nó bộc lộ thiếu tính ưu việt, đã trở thành "vòng kim cô" hạn chế sự phát triển của các ngân hàng.
Ông Hòe cũng cho rằng thực tế room tín dụng hiện đang gây ra một số vấn đề như vốn cho nhu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ; hàng loạt người mua nhà bị chủ đầu tư phạt do chậm nộp tiền… Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước đang có trong tay nhiều công cụ khác để thay thế nhằm kiểm soát mức cung tín dụng cho nền kinh tế và cũng thể hiện định hướng điều hành theo hướng thị trường hơn qua công cụ gián tiếp, thậm chí vẫn có thể dùng công cụ nửa hành chính, nửa thị trường. Do đó về mặt pháp lý, sớm hay muộn Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ phải cân nhắc bỏ room tín dụng. Dù áp lực lạm phát hiện hữu tuy không cao nhưng với độ mở lớn của nền kinh tế, luôn có thể bị ảnh hưởng bởi biến động vĩ mô quốc tế; cùng với đó, nền kinh tế vẫn phụ thuộc quá lớn vào vốn tín dụng trong khi thị trường vốn chưa hoàn toàn phát triển và vẫn còn tình trạng các ngân hàng thương mại có sở hữu chéo, cho vay sân sau... dẫn đến nếu lỏng tay với tín dụng, sẽ có thể gây ra hệ quả nợ xấu bùng phát, bất ổn hệ thống, tác động lạm phát, ông Hòe phân tích. Để định hướng hoạt động tín dụng ngành ngân hàng sao cho đạt hiệu quả cao, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, hệ thống ngân hàng cần hướng vào các nhiệm vụ như tiếp tục hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản; đặc biệt là đầu tư, kinh doanh các dự án BOT giao thông. Hệ thống ngân hàng sẽ tập trung tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay tiêu dùng. Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát tình hình cấp tín dụng đối với ngành, lĩnh vực; nhất là các lĩnh vực thiết yếu, như xăng dầu, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực; nhu cầu nhà ở của người dân, các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp...bà Giang cho biết. Cuối cùng, các tổ chức tín dụng cần phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp từng loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã; tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận tín dụng, góp phần hạn chế "tín dụng đen". Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) - đại diện một số ngân hàng thương mại nêu ý kiến, tín dụng vẫn là sản phẩm kinh doanh chính của các ngân hàng, đem lại lợi nhuận chủ yếu.Kinh doanh thì phải tăng doanh thu, tăng thị phần, nhưng trong bối cảnh cần giới hạn tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng sẽ không được mở rộng kinh doanh một cách tự nhiên, theo mong muốn như nhiều loại hình doanh nghiệp khác vì ngành ngân hàng có tính đặc thù. Do đó, các ngân hàng thương mại phải tìm cách xoay chuyển để đảm bảo hoạt động kinh doanh.
"Từ phía ngân hàng thương mại, chúng tôi hiểu đó là biện pháp bắt buộc áp dụng để đảm bảo ổn định hệ thống, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho chính các ngân hàng phát triển bền vững. Từ đó, chúng tôi phải tính đến chiến lược kinh doanh phù hợp khi Ngân hàng Nhà nước triển khai chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng, như phải chuyển dịch sang các sản phẩm khác chẳng hạn", Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông cho hay. OCB đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro từ 5 năm trước, hoàn tất cơ sở hạ tầng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, một mình OCB không quan trọng, quan trọng là cả hệ thống kinh tế, cả hệ thống tài chính tiền tệ cần phải ổn định./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023
10:05' - 19/01/2023
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13%
11:26' - 27/12/2022
Ngày 27/12, phát biểu tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày hôm nay đạt khoảng 13%.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank miễn phí
15:51'
Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp mùa kiều hối, Agribank triển khai chương trình khuyến mại chuyển tiền năm châu, không lo về phí.
-
Ngân hàng
ADB duyệt khoản vay 50 triệu USD giúp Campuchia giảm rào cản thương mại
15:29'
ADB đã phê duyệt khoản vay dựa trên chính sách 50 triệu USD cho Campuchia để hỗ trợ tạo môi trường kinh doanh thân thiện hơn với đầu tư, giúp các doanh nghiệp giảm rào cản thương mại.
-
Ngân hàng
Giảm tối thiểu 1%/năm so với lãi suất tương ứng với khách hàng tham gia Đề án 1 triệu héc ta lúa
11:00'
Agribank triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 26/11: Tăng nhẹ giá bán USD và NDT
09:05'
Tỷ giá hôm nay 26/11 giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) và đồng Nhân dân tệ (NDT) tại các ngân hàng quay đầu tăng nhẹ so với đầu giờ sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 25/11: Đồng USD và NDT cùng giảm nhẹ phiên đầu tuần
08:53' - 25/11/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.197 - 25.506 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 8 đồng chiều mua vào và giảm 3 đồng chiều bán ra so với cuối tuần trước.
-
Ngân hàng
Cuộc đua thu hút nguồn vốn huy động đang sôi động
08:48' - 24/11/2024
Tháng 11/2024 chứng kiến sự điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng sau thời gian giữ ổn định hồi tháng 9 và 10.
-
Ngân hàng
Nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa, nhận ưu đãi lên đến 1 triệu đồng
07:46' - 24/11/2024
Sacombank cung cấp dịch vụ Visa Direct, cho phép chuyển tiền từ nước ngoài trực tiếp vào thẻ thanh toán Sacombank Visa.
-
Ngân hàng
Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ
07:42' - 24/11/2024
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang phải đối mặt với thách thức kép là khả năng tín dụng thắt chặt hơn và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn.
-
Ngân hàng
Đồng bitcoin đã tăng giá khoảng 130% trong năm nay
12:23' - 23/11/2024
Giá trị của đồng bitcoin đã tăng gấp hai lần trong năm nay và tăng khoảng 45% kể từ chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 5/11.