Ngăn ma trận sở hữu chéo - Bài cuối: Đâu là giải pháp căn cơ?
Sở hữu chéo vẫn đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Dù nhiều giải pháp được đưa ra nhưng dường như những sai phạm này vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Đâu là căn nguyên của vấn đề và làm sao để ngăn chặn được ma trận sở hữu chéo ngân hàng sẽ tiếp tục diễn ra?
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xoay quanh vấn đề trên.
Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng sở hữu chéo không phải là vấn đề đơn giản. Đâu là căn nguyên của tình trạng này thưa ông?GS.TS Hoàng Văn Cường: Sở hữu chéo đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Đó là khi một người tham gia sở hữu tại hai tổ chức tín dụng hoặc đồng thời sở hữu tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, dẫn đến việc có thể bắt tay, thông đồng, luân chuyển vốn trái pháp luật.
Luật pháp quy định không cho phép những người như Chủ tịch của hội đồng thành viên hoặc thành viên của hội đồng thành viên, những người giữ cổ phần lớn của tổ chức này lại đồng thời sở hữu một tổ chức khác.Nhưng trên thực tế, người ta có rất nhiều cách để lách luật như: nhờ người đứng tên sở hữu hộ hoặc thậm chí các thành viên có quen biết trong gia đình thành lập các công ty mẹ - công ty con; thậm chí là thuê người không quen biết gì để đứng danh là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc công ty còn toàn bộ quá trình điều hành, vận động là do một người thực hiện.
Sở hữu chéo bị núp bóng che đậy bởi những quan hệ như trên nên không dễ dàng gì phát hiện ra được. Phóng viên: Vậy tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng kéo theo những hệ lụy nào, thưa ông? GS.TS Hoàng Văn Cường: Để đảm bảo an toàn hệ thống, đã có những quy định về hạn mức cấp tín dụng cho mỗi cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên khi sở hữu chéo, sẽ xảy ra tình trạng lũng đoạn ngân hàng, khiến ngân hàng cho doanh nghiệp vay không theo các quy định hoặc không trực tiếp dồn tiền cho doanh nghiệp vay mà có thể thông qua các doanh nghiệp con rồi từ đó, doanh nghiệp con lại dồn tiền về cho doanh nghiệp mẹ.Như vậy, thực chất ngân hàng huy động tiền gửi của người dân xong lại dồn hết tiền cho vay doanh nghiệp sân sau nào đó.
Rủi ro sẽ còn tăng cao hơn nữa khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ hoặc khoản nợ rơi vào nợ xấu. Khi đó, người ta có thể dùng chính ngân hàng để cho doanh nghiệp trá hình – doanh nghiệp con vay tiền, sau đó doanh nghiệp này lại chuyển tiền về cho doanh nghiệp mẹ, từ đó tiền lại trở về ngân hàng để trả nợ. Tóm lại, dòng tiền của ngân hàng lại về ngân hàng nhưng thực ra nợ vẫn chưa được trả. Ngoài ra, giữa các tổ chức tín dụng khi sở hữu chéo còn xảy ra tình trạng lấy vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn vượt quá quy định dẫn đến nguy cơ mất an toàn hệ thống tín dụng rất cao. Hệ lụy là khi tổ chức tín dụng khủng hoảng sẽ không có khả năng hoàn trả vốn cho người dân và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Phóng viên: Việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu, giới hạn cấp tín dụng đã được đưa vào Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Liệu đây có phải giải pháp căn cơ giúp giải quyết tình trạng sở hữu chéo không? Vậy ông có đưa ra các giải pháp hay kinh nghiệm của các nước trên thế giới để làm sao ngăn chặn được ma trận sở hữu chéo ngân hàng sẽ tiếp tục diễn ra? GS.TS Hoàng Văn Cường: Về lý thuyết, đây là biện pháp đúng và căn cơ để hạn chế tình trạng sở hữu chéo. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng người ta có thể nhờ người trong gia đình, người thân quen đứng ra sở hữu cổ phần hoặc dùng các chiêu trò phân chia tài sản, lập ra nhiều công ty con để vay vốn rồi gom lại thành một khoản vay lớn về doanh nghiệp sân sau. Như vậy về mặt sổ sách, pháp lý, tỷ lệ sở hữu, hạn mức cấp tín dụng vẫn không vượt quá giới hạn dù luật đã quy định giảm tỷ lệ này xuống. Nhưng thực tế, quyền lực chi phối hoạt động ngân hàng vẫn theo điều hành của một người nào đó và dòng vốn vẫn tập trung vào một doanh nghiệp sân sau. Vì vậy, song song với việc giảm kiểm soát các tỷ lệ trên, còn cần tăng cường kiểm soát để phát hiện sớm các giao dịch có liên quan đến nhau, lặp đi lặp lại. Ví dụ dòng tiền từ ngân hàng cấp về công ty A lại được công ty A chuyển sang công ty B, rồi ngay lập tức lại dồn về công ty C hoặc tiền chuyển cho ngân hàng A' nào đó lại vẫn về công ty C. Khi những giao dịch lặp đi lặp lại đó bị phát hiện sẽ lộ ra những vấn đề trong lưu chuyển dòng tiền. Đồng thời, chính những người trong ban kiểm soát của ngân hàng cũng phải tăng cường vai trò kiểm soát độc lập trong nội bộ. Nếu cứ để chủ sở hữu thâu tóm, điều phối hoạt động ngân hàng thì khi xảy ra rủi ro, ban kiểm soát cũng phải gánh chịu trách nhiệm. Chưa kể tới xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Cần ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý để giúp sớm phát hiện các quan hệ về mặt sở hữu, từ đó đưa ra cảnh báo, phán đoán sớm và ngăn chặn sớm các quan hệ thân hữu, bắt tay với nhau để thực hiện thao túng và hạn chế sở hữu chéo. Sở hữu chéo không phải câu chuyện của riêng Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên thế giới có nhiều phương thức huy động vốn nhất là huy động qua thị trường vốn, trái phiếu, chứng khoán... chứ không phụ thuộc duy nhất vào nguồn vốn ngân hàng. Do đó, mức độ mong muốn, tìm cách sở hữu chéo không quá cấp thiết. Song song đó là các quy định pháp luật xử lý rất nghiêm đối với các cá nhân nhận sở hữu hộ và cả người nhờ nhận sở hữu nên không dễ dàng gì sử dụng những quan hệ thân tín để thực hiện việc sở hữu trá hình. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn ma trận sở hữu chéo - Bài 1: Cần thêm cơ chế song hành cùng rào cản kỹ thuật
09:23' - 03/07/2023
Tình trạng sở hữu chéo, thao túng hoạt động ngân hàng, cho vay "sân sau"... đang diễn biến phức tạp và ngày một tinh vi, lách luật, bất chấp nhiều giải pháp kiểm soát của cơ quan quản lý.
-
Ý kiến và Bình luận
Sở hữu chéo “bóp méo” thị trường
13:52' - 11/06/2023
Những sai phạm, hệ luỵ của sở hữu chéo ngân hàng không phải là vấn đề mới, nhưng sau hơn 1 thập kỷ bàn luận với nhiều giải pháp được đưa ra, dường như những sai phạm này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
-
Ngân hàng
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Minh bạch hoá giao dịch để hạn chế sở hữu chéo
18:23' - 10/06/2023
Việc minh bạch hoá cơ sở dữ liệu dân cư hiện nay có thể giúp minh bạch hoá giao dịch của cổ đông, hoạt động của doanh nghiệp…, từ đó hạn chế tình trạng sở hữu chéo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.