Ngành chế biến gỗ vượt đại dịch về đích
Những biến động lớn trong năm 2021 đã tác động đến hoạt động chế biến và xuất khẩu gỗ, đồ gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên, bằng những nổ lực và sáng tạo, ngành gỗ Việt Nam đã khắc phục được những khó khăn này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, với đà tăng trưởng về xuất khẩu gỗ của những tháng qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2021 có thể lập kỷ lục mới từ 14,3 - 15 tỷ USD.
*Vượt qua nhiều khó khănVới triển vọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2021 như đã dự báo, có thể thấy đây là một nỗ lực lớn của toàn ngành gỗ để vượt qua giai đoạn dịch bệnh COVID-19, cố gắng đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng thế giới, đồng thời không ngừng đổi mới sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai. Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 “đổ bộ” vào các tỉnh khu vực phía Nam, đã tác động không nhỏ đến các hoạt động sản xuất; trong đó có ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, đồ gỗ.Nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã phải đóng cửa, có doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất "3 tại chỗ" để đáp ứng được đơn đặt hàng, bởi khi xảy ra dịch bệnh, người lao động làm việc tại nhà, yêu cầu mua sắm vật dụng đồ gỗ nhiều hơn.
Theo bà Lê Thị Xuyến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An, kể từ khi các tỉnh khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội để ứng phó dịch bệnh COVID-19, công ty cũng đóng cửa trong tháng 7 và tháng 8, cho toàn bộ người lao động nghỉ việc để đảm bảo an toàn dịch bệnh, nhưng vẫn trả lương đầy đủ cho người lao động. Đến tháng 9/2021, công ty mới tổ chức sản xuất trở lại với hình thức "3 tại chỗ".Trong giai đoạn này, lãnh đạo công ty chỉ chú trọng sức khỏe người lao động. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An cũng đàm phán với khách hàng cho giãn ngày giao hàng, bởi dịch bệnh xảy ra là điều không ai mong muốn.
Theo Nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) và Tổ chức Forest Trends, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ ngành gỗ Việt Nam, cả về chuỗi cung xuất khẩu và chuỗi cung nhập khẩu.Trung tâm của dịch COVID-19 nằm ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây cũng chính là trung tâm chế biến gỗ của cả nước. Điều này gây ra tác động nặng nề đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Nhật, Giám đốc Công ty TNHH Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam cho biết, trong thời gian ứng phó dịch bệnh COVID-19, công ty vẫn duy trì sản xuất "3 tại chỗ" trong suốt 4 tháng, từ tháng 7/2021 đến hết tháng 10/2021, mặc dù ngay từ đầu tháng 10, Chính phủ đã ra Nghị quyết 128/NQ-CP, thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19.Vừa phải ứng phó với dịch bệnh COVID-19, công ty vừa phải xử lý nguồn nguyên liệu khan hiếm, khó khăn trong khai thác, vận chuyển, cũng như việc giữ chân người lao động để có thể duy trì sản xuất. Không những vậy, khi hàng hóa có thể đáp ứng đơn hàng, thì lại đối mặt với giá cước vận chuyển tăng cao.
Có thể nói, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ "vừa chèo, vừa chống" để vượt qua giai đoạn dịch bệnh, khó khăn kép này.
*Không ngừng đổi mới phương án sản xuấtDù gặp nhiều khó khăn khi đối diện với làn sóng COVID-19 lần thứ 4, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam đã không ngừng đổi mới sáng tạo trong phương thức sản xuất, cũng như đa dạng mẫu mã sản phẩm để tăng sự lựa chọn cho khách hàng quốc tế.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, khi dịch bệnh COVID-19 dần được kiểm soát, độ phủ của vaccine ngày càng được mở rộng ở khu vực Đông Nam Bộ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dần trở lại sản xuất bình thường mới, phục hồi sản xuất để tăng tốc về đích.Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trong nước đang tích cực, chủ động để thích ứng với điều kiện mới. Trước mắt doanh nghiệp chủ động giữ chân người lao động, tìm kiếm ổn định nguồn cung nguyên liệu, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại để giảm thiểu phụ thuộc nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Minh Nhật, Giám đốc Công ty TNHH Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam cho biết, để đạt được các mục tiêu sản xuất và phòng chống dịch, công ty xác định môi trường nhà máy tách biệt với bên ngoài. Khi áp dụng "3 tại chỗ", lực lượng văn phòng cho làm việc ở nhà. Với lĩnh vực vận tải, vận chuyển, doanh nghiệp đều thuê ở bên ngoài để tách biệt hoàn toàn với môi trường bên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng xác định phải duy trì được chuỗi cung ứng, phải duy trì được dòng tiền. Chính vì vậy, khi dịch xuất hiện, công ty đã mua trữ hết các loại vật tư nguyên vật liệu dể duy trì sản xuất trong vòng 3 đến 5 tháng, đồng thời, xác định các nhà cung cấp, hỗ trợ họ về mặt tài chính như ưu tiên thanh toán, đồng thời đặt trước cho họ dài hạn các đơn hàng nguyên liệu để họ tập trung sản xuất các nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Trong thời điểm hiện tại, do năng lực sản xuất chưa trở lại được bình thường cho nên Công ty TNHH Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam tập trung vào các doanh nghiệp truyền thống đã có mối quan hệ hợp tác trong nhiều năm qua.Về cơ cấu chủng loại sản phẩm, Nhật Nam tập trung vào dòng sản phẩm cao nhưng tốn ít nguyên liệu. Về nguyên liệu đầu vào thì mua trữ các loại vật tư để sản xuất trong thời gian dài, hỗ trợ khách hàng về tài chính và đặt hàng sớm nguyên liệu.
Bằng những giải pháp này, công ty có thể duy trì sản xuất, đáp ứng đơn hàng, nhanh chóng về đích trong năm 2021.
Cùng giải pháp tích trữ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, ông Võ Quang Hà, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Tavico) chia sẻ, hiện nay, các nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ trong nước và nhập khẩu đều gặp khó khăn do khâu vận chuyển, chi phí logistics tăng cao.Nếu các doanh nghiệp chế biến gỗ muốn chủ động nguồn nguyên liệu nên tập trung và thỏa thuận để mua được rừng lớn có giá ổn định, đến khâu sau chỉ cần việc khai thác đưa về. Tuy nhiên, đây là việc không đơn giản, doanh nghiệp phải có lượng tài chính lớn.
Do đó, để làm được điều này, các doanh nghiệp có thể cùng ngồi lại với nhau để xây dựng kế hoạch mua nguyên liệu chủ động, đồng thời rất cần sự hợp tác của các doanh nghiệp, hoặc có thể nghĩ đến quỹ tín dụng đặc biệt với một mức lãi suất hợp lý, để các doanh nghiệp có thể mua được khối lượng gỗ lớn và mức giá được ổn định.
Khi đã ổn định về nguồn nguyên liệu, cũng như các phương pháp giữ chân người lao động, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ có thể an tâm duy trì sản xuất, tăng tốc về đích như mong muốn, đưa ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam phát triển hơn nữa./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Xuất khẩu gỗ đã có 3 tháng liên tiếp giảm mạnh
15:21' - 07/09/2021
Ước giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8 đạt 949 triệu USD, giảm 34,5% so với tháng 7 và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế tổng hợp
Kịch bản nào cho xuất khẩu gỗ đến cuối năm?
12:48' - 26/08/2021
Tháng 7 và nửa đầu tháng 8 xuất khẩu gỗ giảm mạnh. Các hiệp hội, doanh nghiệp nhận định, dự kiến cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát giá trị xuất khẩu sẽ còn tiếp tục giảm sâu với các kịch bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Niềm tin được củng cố, số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng hơn 91%
16:47'
Tháng 6/2025, hơn 24.400 doanh nghiệp thành lập mới, tăng mạnh so với tháng trước và cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động cũng vượt doanh nghiệp rút lui, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét.
-
Doanh nghiệp
Nvidia soán ngôi Apple tiến sát vị thế công ty giá trị nhất lịch sử
09:40'
Cổ phiếu Nvidia đã tăng lên mức cao kỷ lục 1,3% trong bối cảnh thị trường chung đi lên, đưa công ty tiến gần hơn tới việc soán ngôi Apple để trở thành doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất lịch sử.
-
Doanh nghiệp
Các hãng bay Việt đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế
14:41' - 04/07/2025
Sau giai đoạn phục hồi mạnh, các hãng hàng không Việt Nam bước vào nửa cuối 2025 với chiến lược mở rộng mạng bay, tăng đội tàu và đầu tư toàn diện để nâng sức cạnh tranh, đón nhu cầu du lịch, vận tải.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45' - 03/07/2025
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36' - 03/07/2025
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51' - 03/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.