Ngành cơ khí Việt Nam còn chưa "nhất nghệ tinh"
Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), hiện ngành cơ khí đang có điểm yếu là làm “trọn gói” tất cả các công đoạn của sản phẩm, nên việc đầu tư bị dàn trải, hiệu quả thấp, các sản phẩm khó có khả năng cạnh tranh.
Vì thế, ngành cơ khí vẫn thiếu sự chuyên môn hóa; và chờ đợi một chiến lược định hướng cụ thể từ phía Chính phủ, các bộ, ngành để có thể hướng “mũi nhọn” đầu tư.
Mặc dù đã tập trung phát triển hiệu quả ở một số chuyên ngành cơ khí, sản phẩm cơ khí trọng điểm, từng bước đưa ngành cơ khí phát triển. Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật của ngành cơ khí vẫn chỉ được xếp dưới mức trung bình; lĩnh vực chế tạo phôi và công nghiệp phụ trợ vẫn chưa được đầu tư đúng mức. “Không thể tiếp tục đầu tư một cách tràn lan và không theo quy hoạch phát triển chung của quốc gia. Trên tinh thần cơ khí Việt Nam không thể làm tốt nhiều chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu vì nguồn lực tài chính của đất nước có hạn, nếu không sớm tập trung sức mạnh chuyên ngành và có các chính sách bảo vệ thị trường, việc cạnh tranh giữ đơn hàng sẽ khó thực hiện được”, ông Thụ nói. Do vậy, Chủ tịch VAMI cũng kiến nghị, Chính phủ nên tập trung soát xét lại, lựa chọn một số các sản phẩm cơ khí trọng điểm vừa có thị trường vừa có cơ sở vật chất để phát triển, có sức sức cạnh tranh và kết hợp kinh tế quốc phòng; có thể được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt như các ngành đóng tàu biển, ô tô bus, xe khách và xe tải nhẹ, ngành chế tạo phụ tùng chi tiết, cụm máy nông nghiệp, chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện… Ngoài ra, doanh nghiệp ngành cơ khí cũng đang rất cần các chính sách về thị trường trong các công trình sử dụng ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ; ban hành các văn bản mới để tạo “cú hích” cho ngành… Theo Tổng giám đốc Tổng Công ty Cơ khí xây dựng COMA – ông Dương Văn Hồng, khó khăn chính của việc phát triển lĩnh vực cơ khí chế tạo phục vụ ngành công nghiệp Việt Nam là do chưa phát triển được một số ngành mũi nhọn trong chế tạo cơ khí dẫn đến tình trạng thiếu định hướng, thiếu tập trung trong phát triển ngành. “Thực tế có rất nhiều loại sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam đã và đang làm tốt như cơ khí thủy công cho thủy điện, các chi tiết phi tiêu chuẩn cho công nghiệp xi măng, nhiệt điện, hóa dầu, chế tạo thân vỏ tàu, các bồn bể chứa cho các nhà máy đường, sữa… Thì đây là những ngành nghề mà nhà nước có thể hướng mũi nhọn đầu tư, hỗ trợ vào, giúp những doanh nghiệp trong ngành phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường”, ông Hồng cũng cho hay. Đại diện doanh nghiệp COMA cũng cho hay, một trong những giải pháp trước mắt là với công tác đầu tư nước ngoài, nhà nước có thể ban hành danh mục những thiết bị cơ khí sản xuất được trong nước, để yêu cầu các chủ đầu tư nước ngoài bóc tách phần việc của Việt Nam sản xuất được để dành cho các doanh nghiệp Việt Nam làm, từ đó giảm phụ thuộc vào nước ngoài. Ngoài ra, với các dự án trong nước, nhà nước cần mạnh dạn, ưu tiên giao các dự án EPC cho các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực, kinh nghiệm, đủ điều kiện thực hiện, nhằm sử dụng nguồn nhân lực, vật tư hàng hóa có sẵn trong nước; tránh việc giao có các doanh nghiệp nước ngoài, sau đó, họ thuê lại chính các doanh nghiệp của Việt Nam. Chính sách trong nước sẽ ảnh hưởng lớn đến tác động của việc doanh nghiệp cơ khí Việt có thể phát triển, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song nhiều ý kiến cũng cho rằng, doanh nghiệp không nên hoàn toàn chờ đợi vào các cơ chế chính sách và hỗ trợ cụ thể từ phía nhà nước; mà phải chủ động tìm các đối tác để chuyên môn hóa sản phẩm hơn. Theo ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn công nghiệp Việt nam – ICOVI, để mở rộng liên kết và sức lan tỏa, trước hết các doanh nghiệp trong nước phải tổ chức hợp tác với nhau theo hướng chuyên môn hóa hơn; trong đó, bàn tay kết nối của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí trong thời điểm này là rất quan trọng. Doanh nghiệp cơ khí không thể phát triển có hiệu quả trong một mô hình sản xuất khép kín, theo kiểu làm trọn gói được. Một khi đã có sự liên kết tốt, doanh nghiệp sẽ có sự phân công lẫn nhau đổi mới công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn hàng thế mạnh với nhau. Từ đó, việc tiếp cận với chuỗi sản xuất toàn cầu không còn là điều khó, ông Thịnh cho hay./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Hơn 175 doanh nghiệp tham gia Triển lãm về máy công cụ, cơ khí chính xác
11:56' - 11/10/2017
Hơn 175 doanh nghiệp tham gia trưng bày tại sự kiện; trong đó 71% là các doanh nghiệp nước ngoài như Carl Zeiss, Makino, Mitsubishi Electric, Mitutoyo, Sodisk, QES…
-
Doanh nghiệp
Triển lãm MTA HANOI 2017 hội tụ công nghệ cơ khí
13:57' - 20/09/2017
MTA HANOI 2017 quy tụ nhiều doanh nghiệp quốc tế tham dự và trưng bày nhiều giải pháp công nghệ lần đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi tiếp cận chương trình chỉ định thầu
15:13' - 10/09/2017
Cùng với nhiều chính sách ưu đãi, việc đặt hàng của Chính phủ đã tạo cú hích cho ngành cơ khí phát triển như: công nghiệp tàu thủy, kết cấu thép siêu trường siêu trọng, thiết bị thủy công nhiệt điện…
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45' - 03/07/2025
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36' - 03/07/2025
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51' - 03/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45' - 03/07/2025
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29' - 03/07/2025
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn