Ngành công thương xây dựng hệ thống chính sách với tầm nhìn dài hạn
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngành công thương vào sáng 7/1 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, ngành công thương tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách với tầm nhìn dài hạn, nhất quán, tạo ra môi trường thuận lợi, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của ngành.
Ngoài ra, nâng cao năng suất, phát triển ngành công nghiệp giảm phụ thuộc vào lợi thế không bền vững của nguồn tài nguyên và phải chuyển sang nền công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo lấy khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng cạnh tranh.
Đồng thời, coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo, là trọng tâm của sự phát triển ngành, tạo ra môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, ngành công thương phải cơ cấu lại mạnh mẽ lĩnh vực công nghiệp, phải bám vào tăng năng suất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện nhằm tham gia sâu và có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thủ tướng lưu ý, ngành cũng phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, theo dõi sát diễn biến tình hình để có đối sách phù hợp; phát triển thị trường trong nước theo chiều sâu, tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa…
Về nhiệm vụ năm 2021, Thủ tướng yêu cầu, ngành công thương bám sát những nội dung nhiệm vụ trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, định hướng đến năm 2022.
Đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất và cần được coi là trọng tâm xuyên suốt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của cả năm 2021.
Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong các lĩnh vực theo hướng chuyển tư duy quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển gắn liền với nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước, thực hiện phân công, phân cấp một cách mạnh mẽ hơn cho các địa phương.
Đặc biệt, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Điều này nhằm tạo bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo, tạo sự chuyển biến về chất trong quá trình tái cơ cấu và phát triển công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới.
Mặt khác, giải quyết các vấn đề còn tồn tại nhằm bảo đảm nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước trong thời gian tới theo hướng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước; tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu điện năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng thời, phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo để bổ sung nguồn điện, phù hợp với cơ chế, chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo hiện hành của Chính phủ.
Bên cạnh đó, hoàn thành xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, có xét đến 2045 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quy hoạch năng lượng quốc gia... đảm bảo tính liên tục, đồng bộ với mục tiêu đạt hiệu quả chung và đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Cùng đó, tập trung triển khai thực thi có hiệu quả và khai thác tốt các cơ hội thị trường do các Hiệp định thương mại tự do mang lại; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; đa dạng hóa, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường....
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2020, sau 2 lần thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương còn lại 553 điều kiện thuộc 25 ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, giảm được 880 điều kiện đầu tư kinh doanh.
Ngoài ra, xuất khẩu vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng, đạt trên 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Cùng với đó, 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD; trong đó, có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục gần 19,1 tỷ USD.
Hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng và các kết quả năm 2020 đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế.
Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện có hiệu quả các vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam; đã kháng nghị thành công 65 vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được hưởng mức thuế 0% hoặc rất thấp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra, năm 2020, trong khó khăn do dịch bệnh, thương mại điện tử vẫn chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ.
Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 ghi nhận trên 113 triệu lượt xem và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến; thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60 giờ, tăng 267% so với cùng kỳ 2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao việc Bộ Công Thương thẳng thắn nhìn nhận các tồn tại, hạn chế trong năm 2020 cũng như giai đoạn 2016-2020 để có các biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ Công Thương xác định năm 2021 sẽ là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Năm 2021 là năm ngành công thương hướng tới lập thành tích kỷ niệm 70 năm thành lập ngành, vì thế với phương châm hành động: "Đoàn kết, Kỷ cương, Đổi mới sáng tạo, Quyết liệt hành động, Khát vọng phát triển", Bộ Công Thương sẽ nỗ lực ở mức cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương sẽ thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021
10:10' - 07/01/2021
Sáng 7/1, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngành công thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động thương mại
12:08' - 29/12/2020
Hai Bộ trưởng: Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ về những giải pháp được thực hiện nhằm vượt qua những khó khăn thách thức lớn trong năm 2020
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Tận dụng cơ hội mới khai thác hiệu quả thị trường trong nước
09:25' - 29/12/2020
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về kết quả khai thác thị trường nội địa trong năm 2020 và những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.