Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động thương mại
Tiếp tục chương trình Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 29/12, hai Bộ trưởng: Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ về những giải pháp được thực hiện nhằm vượt qua những khó khăn thách thức lớn trong năm 2020; đồng thời nhấn mạnh về những định hướng phát triển ngành trong năm 2021; trong đó hai ngành đặc biệt quan tâm tới việc phát huy nội lực, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh thương mại.
*Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Ứng dụng mạnh chuyển đổi số vào xúc tiến thương mại Năm 2021, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả và khai thác tốt các cơ hội thị trường do các Hiệp định thương mại tự do mang lại. Tới nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định; trong đó, có 13 hiệp định thương mại tự do đã đi vào thực thi. Ngày hôm nay, Việt Nam và Anh cũng chính thức ký Hiệp định thương mại tự do tại London. Để khai thác tốt lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do này mang lại, vai trò của các địa phương, các hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng.Về phía Bộ Công Thương cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa cùng các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp để tổ chức triển khai có hiệu quả các hiệp định này.
Bộ Công Thương cũng tập trung đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Từ đó, tạo bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo. Về thị trường trong nước, Bộ Công Thương sẽ tập trung cao hơn các giải pháp để khai thác tốt nhu cầu trong nước cho tăng trưởng kinh tế, khai thác có hiệu quả khu vực thị trường gần 100 triệu dân với sự gia tăng cao của tầng lớp trung lưu, phát huy động lực tăng trưởng từ thương mại trong nước. Theo đó, trọng tâm là tập trung xây dựng và hình thành các trung tâm logistics lớn trong cả nước, đặc biệt là các mô hình trung tâm phân phối lớn nhằm tăng cường quản lý chuỗi cung ứng sản xuất với qui mô lớn và lưu thông, phân phối hàng hóa. Cùng với đó, Bộ sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, phát triển mạnh thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống. Ngoài ra, Bộ Công Thương bảo đảm cân đối cung cầu, gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị, chú trọng đến các mặt hàng nông sản. Đồng thời, tăng cường quản lý, kiểm tra thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ. Năm 2020, nhiều giải pháp mới, cách làm mới đã được Bộ Công Thương phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp thực hiện đạt kết quả cao. Cụ thể, Việt Nam là một trong 2 quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức các hội nghị giao thương, xúc tiến thương mại trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19. Đồng thời, Bộ Công Thương đã tiến hành các hoạt động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các nền tảng số vào xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu theo hướng kết hợp trực tiếp và trực tuyến giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tác, thị trường xuất khẩu có hiệu quả ngay tại “nhà”. Theo đó, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp tổ chức trên 500 hội nghị xúc tiến thương mại quốc tế bằng hình thức trực tuyến. Kết quả là trên 1 triệu phiên giao thương trực tuyến được thực hiện, hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã được hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tuyến với các đối tác nước ngoài. Các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí xúc tiến thương mại mà vẫn duy trì và phát triển tốt quan hệ với đối tác nước ngoài ở khắp các thị trường. Bộ Công Thương cũng đã trực tiếp tổ chức, hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp với các địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Phú Thọ, Hưng Yên, Yên Bái, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Cà Mau... tổ chức thành công các hội nghị xúc tiến thương mại trực tuyến nhằm quảng bá và kết nối tiêu thụ nông sản, thủy sản vào vụ như vải, nhãn, xoài, rau, quả... Đến nay, mô hình này đã trở thành hình thức xúc tiến thương mại – đầu tư mới, hiệu quả và lan tỏa ra hầu hết các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp trên cả nước, qua đó góp phần tích cực vào kết quả xuất - nhập khẩu rất tích cực của cả nước năm 2020. Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỷ USD. Riêng xuất khẩu đạt kim ngạch khoảng 281,47 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 và là một trong số ít nền kinh tế có tăng trưởng dương về xuất khẩu. Bên cạnh đó, cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 đạt mức kỷ lục gần 19,1 tỷ USD, duy trì 5 năm liên tiếp (năm sau cao hơn năm trước) cán cân thương mại thặng dư, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô trong nước, đóng góp cho tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm của người lao động. Việt Nam đã tranh thủ xu hướng chuyển dịch thương mại - đầu tư trên thế giới để tập trung đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và tiến dần trong chuỗi giá trị ở một số ngành công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Trong năm 2020, Bộ Công Thương đã xây dựng và chính thức khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu hình thành mạng lưới kết nối B2B (mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) trong và ngoài nước. Điều này, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia... Trong các khuôn khổ hợp tác và hội nhập khác, Việt Nam cũng rất chủ động, linh hoạt và đạt được những kết quả rất thiết thực, đóng góp vào kết quả chung trong tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Chẳng hạn như việc Quốc hội đã hoàn tất việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) ngay trong kỳ họp tháng 6/2020 để đưa vào thực thi từ tháng 8/2020. Ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, với Kế hoạch thực thi Hiệp định đã được Chính phủ chỉ đạo xây dựng kỹ lưỡng từ trước đó, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào triển khai thực hiện và đạt kết quả rất tích cực. Liên tục từ tháng 8/2020 tới nay, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi, điển hình như thủy sản, tôm, gạo… *Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Khai thác tốt nhất nội lực người dân Năm 2021, phải xác định tiếp tục khó khăn, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới; thiên tai ngày càng dị thường; thị trường vẫn cạnh tranh rất khốc liệt, do vậy ngành nông nghiệp sẽ quyết tâm hơn nữa cùng các bộ, ban, ngành để tiếp tục khai thác tốt nhất nội lực người dân, xây dựng nông thôn mới phát triển giàu bản sắc.Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và sẽ tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
Năm 2020, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã có 31 lần làm việc với ngành nông nghiệp để tháo gỡ các khó khăn. Tôi khẳng định, chưa có năm nào 63 tỉnh, thành phố vào cuộc đối với khu vực nông nghiệp mạnh mẽ như năm nay; chính vì vậy đã huy động được toàn diện nguồn lực cho phát triển nông thôn. Kết quả của việc vào cuộc quyết liệt đó là 58 tỉnh, thành phố có bứt phá cao về nông nghiệp, thậm chí GDP nông nghiệp của Bình Phước tăng hơn 10%, Bắc Giang tăng trưởng 7%, Hà Nội cũng lần đầu tiên đạt tăng trưởng 4,23%... “Biến nguy thành cơ”, lãnh đạo các tỉnh, thành dồn lực cho khu vực nông nghiệp mới ra được kết quả như vậy nên GDP toàn ngành nông nghiệp mới đạt được 2,68%. Việc phát triển thị trường cũng thành công với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tỉnh cũng nỗ lực khai mở các thị trường mới. Gần đây nhất, ngày 22/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ nhằm xử lý nhiều vấn đề; trong đó có xuất khẩu nông sản. Chính vì thế năm 2020, xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt hơn 41,25 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm ngoái. Cùng với đó nhiều chỉ tiêu khác về nông thôn mới cũng đạt và vượt chỉ tiêu, tái cơ cấu nông nghiệp đã bắt đầu có tác động tích cực tới nhiều địa phương, điển hình nhất hiện nay là có đến một nửa lượng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) là sản phẩm của các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo hơn
13:21' - 28/12/2020
Đây là lần thứ 4 liên tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương
09:14' - 28/12/2020
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã khai mạc sáng 28/12.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.